PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại thành phố cần thơ (Trang 26)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng số liệu về lƣợng khách trên trang web của sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thành phố Cần Thơ, Văn phòng Hiệp hội du lịch ĐBSCL, kết quả phân tích từ các luận văn đại học, luận văn thạc sĩ của các học viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh (QTKD) trƣờng đại học Cần Thơ và một số thông tin trên mạng, tạp chí du lịch, sách báo.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Đề tài tập trung phỏng vấn khách du lịch nội địa, quốc tế và những khách đã đi đến các con phố đi bộ trong và ngoài nƣớc.

Bảng 2.1: Lƣợng khách đến Cần Thơ năm 2012 - 2013 Năm Lƣợng khách quốc tế (KQT) Lƣợng khách nội địa (KNĐ) Tổng lƣợt khách KQT/KN Đ 2012 211.357 1.040.268 1.251.625 0,2 (1/5) 2013 190.116 984.707 1.174.825 0,2 (1/5)

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thành phố Cần Thơ

Đề tài dự định phỏng vấn 100 khách du lịch (Theo tác giả Lƣu Thanh Đức Hải, cỡ mẫu 100 đã đảm bảo suy rộng cho tổng thể). Theo bảng số liệu trên, thì lƣợt khách quốc tế chỉ bằng 1/5 lƣợt khách nội địa. Vì thế, cơ cấu mẫu

16

sẽ dựa vào điều đó để phân chia, bao gồm: 17 khách quốc tế, 83 khách nội địa. Tuy nhiên, việc tham quan phố đi bộ ở các nƣớc phƣơng Tây rất phổ biến, vì thế có thể du khách quốc tế sẽ có kinh nghiệm trong việc tham quan phố đi bộ và quan điểm của họ về phố đi bộ. Do đó, đề tài tăng lƣợng phỏng vấn khách quốc tế thêm 17 quan sát.

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia để có cái nhìn chi tiết hơn. Do khả năng tiếp cận thấp nên đề tài chỉ phỏng vấn đƣợc 2 chuyên gia.

Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn trực tiếp

119 quan sát bao gồm: 83 khách nội địa, 34 khách quốc tế và 2 chuyên gia. Sử dụng phƣơng pháp thu mẫu thuận tiện để tiến hành.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Đề tài thống kê các số liệu thứ cấp từ Trung tâm xúc tiến thƣơng mại du lịch Cần Thơ, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Cần Thơ, trang wed Du lịch Việt Nam để tìm hiểu thực trạng về du lịch tại Cần Thơ.

Mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation), mức sẵn lòng chi trả (Willingness to pay) để phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc pháp triển du lịch và tìm hiểu nhu cầu của du khách về phố đi bộ.

Mục tiêu 3: Tổng hợp những phân tích trên và tham khảo các ý kiến từ chuyên gia đề tài đề xuất các giải pháp để giúp phố đi bộ thu hút đƣợc khách du lịch.

Thống kê mô tả là các phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

Một số đại lƣợng thống kê mô tả đƣợc sử dụng:

Số trung bình cộng (Mean): bằng tổng tất cả các giá trị lƣợng biến quan sát chia cho số quan sát.

Mode (Mo): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.

Phân tích bảng chéo (Cross-tabulation): là một kỹ thuật thống kê mô tả hay hay ba biến cùng một lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lƣợng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt.

17

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1 Vị trí địa lí

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lƣu và ở vị trí trung tâm châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.400,96 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Tọa độ địa lý, TP Cần Thơ nằm trong giới hạn 105 độ13'38" - 105 độ 50'35" kinh độ Đông và 9 độ 55'08" - 10 độ 19'38" vĩ độ Bắc. Về tổ chức hành chính, Tp. Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phƣờng) [15].

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1 Địa hình

Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng địa mạo: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nửa mở và đồng bằng châu thổ. Cao trình phổ biến từ + 0,8 - 1,0 m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Địa bàn đƣợc hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long.

3.1.2.2 Khí hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày - đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lƣợng mƣa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...) phân hóa thành hai mùa tƣơng phản mùa mƣa và mùa khô.

3.1.2.3 Tài nguyên nước

Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó: sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km. Tổng lƣợng nƣớc sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lƣợng nƣớc của sông Mê Kông), lƣu lƣợng nƣớc bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây.

Tổng lƣợng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lƣợng phù sa sông Mê Kông); sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nƣớc rất tốt; sông

18

Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nƣớc ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tƣới nƣớc trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông, phát triển du lịch sinh thái [15].

3.1.2.4 Tài nguyên đất

Đất ở Cần Thơ, có hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 84% diện tích tự nhiên, bao gồm 5 loại đất) và nhóm đất phèn (chiếm 16% diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại đất).

Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình rất đặc trƣng cho dạng địa hình đồng bằng.

3.1.2.5 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của thành phố bao gồm: đất sét làm gạch ngói với trữ lƣợng 16,8 triệu m3, đất sét dẻo, cát xây dựng với trữ lƣợng 70 triệu m3, than bùn với trữ lƣợng 30.000 - 150.000 tấn.

3.1.3 Cơ sở hạ tầng

3.1.3.1 Hệ thống cung cấp điện

Hiện nay, thành phố Cần Thơ đƣợc cấp điện chủ yếu từ nguồn điện lƣới quốc gia (qua đƣờng dây 220 kV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy - Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng công suất 193,5 MW) cung cấp điện cho thành phố qua đƣờng dây 110 KV và 6 trạm biến áp.

Ngoài nguồn cung cấp trên thành phố đƣợc Thủ tƣớng cho phép xây dựng dự án Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4 nhà máy 2.700 MW bao gồm: Ô môn 1: 600 MW, Ô môn 2: 720 MW; nhà máy điện FO/khí 660 MW và Ô Môn 4: 720 MW. Hiện nay, nhà máy tổ máy số 1 đã vận hành vào năm 2009.

3.1.3.2 Hệ thống cấp, thoát nước

Cấp nƣớc: Toàn thành phố có 11 nhà máy nƣớc với tổng công suất 109.500 m3/ngày đêm. Phần lớn trung tâm xã đều có hệ thống cấp nƣớc 10 - 20 m3/giờ và các cụm dân cƣ lớn 50 - 100 hộ có hệ nối mạng cấp nƣớc sạch. Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

Thoát nƣớc: Hệ thống thoát nƣớc hiện chỉ tập trung chủ yếu tại các phƣờng trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nƣớc mƣa, vừa thoát nƣớc thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống thoát nƣớc là 23.509 m, đƣờng cống Ø 300 - 1200 mm và 7.216 m các mƣơng xây B=200-500 mm. Nhìn chung, hệ

19

thống thoát nƣớc trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống thoát nƣớc tại các trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải.

3.1.3.3 Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông đƣờng bộ: Toàn thành phố có 2.762,84 km đƣờng (nếu không tính đƣờng xã ấp, toàn thành phố có 698,548 km đƣờng); trong đó có 123,715 km quốc lộ; 183,85 km đƣờng tỉnh; 332,87 km đƣờng huyện; 153,33 km đƣờng đô thị; 1.969,075 km đƣờng xã ấp khu phố với 3,98% mặt đƣờng bê tông nóng, 26,26% nhựa, 27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đƣờng đất phần lớn sử dụng cho ngƣời đi bộ và xe 2 bánh với quy mô và tải trọng nhỏ.

Hệ thống giao thông đƣờng sông: Mạng lƣới đƣờng thủy trên địa bàn có tổng chiều dài 1.157Km, trong đó có khoảng 619 km có khả năng vận tải cho loại phƣơng tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên (độ sâu trung bình >2,5m). Gồm: 6 tuyến do Trung ƣơng quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88 km, đảm bảo cho phƣơng tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động… Các tuyến đƣờng sông do thành phố quản lý: 4 tuyến do thành phố quản lý (kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng) tổng chiều dài 81,45Km, đảm bảo cho phƣơng tiện trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động đƣợc.. Các tuyến đƣờng sông do quận - huyện quản lý: 40 tuyến do quận - huyện quản lý, tổng chiều dài 405,05Km, đảm bảo cho phƣơng tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động đƣợc.

Giao thông hàng không: Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thƣơng mại các tuyến quốc nội từ năm 2009.

Hệ thống các công trình phục vụ giao thông: Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng ngày 24 tháng 4 năm 2010. Ngoài ra, hệ thống cảng đang đƣợc nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ (Càng Hoàng Diệu) có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT ; cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với dung lƣợng 40.000 tấn, khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới đƣợc xây dựng có thể phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT, khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 trịêu tấn/năm, đã hoàn thành công trình giai đoạn I vào tháng 4 năm 2006; đang triển khai đầu tƣ giai đoạn 2. Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, cảng Cái Cui sẽ là cảng biển quốc tế tại TP. Cần Thơ. Nhìn chung hệ thống giao thông và công trình phục vụ giao thông đáp ứng nhu cầu

20

phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện nay. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục đầu tƣ phát triển hoàn thiện hơn [15].

3.1.3.4 Thông tin liên lạc

Hệ thống bƣu chính viễn thông của thành phố Cần Thơ đƣợc trang bị hiện đại, công nghệ cao, chất lƣợng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các tỉnh - thành trong nƣớc và quốc tế.

Về bƣu chính: 01 doanh nghiệp nhà nƣớc và 24 doanh nghiệp tƣ nhân đóng trên địa bàn đảm nhận, có hệ thống ổn định với 35 bƣu cục, 48 điểm bƣu điện văn hóa xã và 216 đại lý bƣu điện, điểm giao dịch chuyển phát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mạng lƣới viễn thông đƣợc hiện đại hóa, chất lƣợng đồng bộ, nhiều loại hình dịch vụ hiện đại đƣợc triển khai, chất lƣợng dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thông tin liên lạc của vùng; hiện tại, trên địa bàn thành phố có 6 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, internet. Công nghiệp công nghệ thông tin có những chuyển biến mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc theo hƣớng số hóa, hiện có khoảng 150 doanh nghiệp hoạt động; công nghệ phần mềm và nội dung số đang có 5 doanh nghiệp hoạt động.

3.2 THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.2.1 Lƣợng khách và doanh thu du lịch Cần Thơ 3.2.1 Lƣợng khách và doanh thu du lịch Cần Thơ

3.2.1.1 Lượng khách

Lƣợng khách du lịch đến Thành phố Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 đƣợc tổng hợp trong bảng sau: Bảng 3.1: Lƣợt khách du lịch đến Cần Thơ từ năm 2011 đến 2013 (Đvt: lượt khách) Năm 2011 2012 2013 Khách quốc tế 170.325 190.116 211.357 Khách nội địa 802.125 984.707 1.040.268 Tổng lƣợt khách 972.450 1.174.825 1.251.625

21

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Cần Thơ

Hình 3.1: Biểu đồ lƣợng khách du lịch đến Thành phố Cần Thơ từ năm 2011 – 2013

Từ bảng trên, có thể thấy tổng lƣợng khách nhìn chung từ năm 2011 đến 2013 đều tăng (năm 2012 tăng 20,81 %, năm 2013 tăng 7,9% so với năm 2011). Tuy nhiên, lƣợng khách nội địa (năm 2013 tăng 29,69% so với năm 2011) tăng nhiều hơn khách quốc tế (2013 tăng 24,09% so với năm 2011). Khách quốc tế tăng khá chậm (năm 2012 tăng 11,62%, năm 2013 tăng 12,47% so với năm 2011) . Lƣợng khách quốc tế chỉ bằng khoảng 1/5 so với khách nội địa (khách quốc tế năm 2013/khách nội địa 2013 = 0,20).

Nhìn chung những năm gần đây lƣợng khách đến Cần Thơ đều tăng. Do chúng ta đã tăng cƣờng các hoạt động quảng bá du lịch, không ngừng hoàn chỉnh hệ thống đƣờng sá, cơ sở hạ tầng, nâng cao các dịch vụ du lịch, mở rộng các điểm du lịch mới. Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách.

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2011 2012 2013 Khách quốc tế Khách nội địa

22

3.2.1.2 Doanh thu

Doanh thu ngành du lịch Cần Thơ từ năm 2011 – 2013 đƣợc tổng hợp qua biểu đồ sau:

Nguồn: Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Cần Thơ

Hình 3.2: Doanh thu ngành du lịch Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 Thông qua biểu đồ trên cho thấy, doanh thu ngành du lịch Cần Thơ trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 đều tăng. Cụ thể, năm 2013 doanh thu tăng 124,858 tỷ đồng (tăng 16,4%) so với năm 2011, năm 2012 doanh thu tăng 89,895 tỷ đồng (tăng 11,8%) so với năm 2011. Doanh thu năm 2013 tăng nhiều hơn (4,6%) so với doanh thu năm 2012. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Cần Thơ, góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Lý giải cho điều này thì theo ông Trần Việt Phƣờng, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Cần Thơ cho biết: đạt đƣợc kết quả trên là nhờ ngành du lịch địa phƣơng đã nâng cao chất lƣợng, sản phẩm du lịch, dịch vụ phục vụ, ẩm thực. Sở cũng đa dạng hóa các loại hình sinh thái, sông nƣớc miệt vƣờn, du lịch văn hóa, du lịch kết hợp hội nghị đáp ứng tốt nhu cầu của khách đang tăng lên. Bên cạnh đó, cũng nhờ các dự án du lịch tại cồn Khƣơng, cồn Cái Khế, cụm du lịch Phong Điền, Thốt Nốt, mở rộng phát triển du lịch sinh thái tại cù lao Tân Lộc đƣa vào khai thác sử dụng, riêng cụm du lịch Ô Môn-Cờ Đỏ phát triển mạnh du lịch nông trại đã thu hút đông đảo du khách [4].

761234 851129 975987 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2011 2012 2013 Doan h thu (tri ệu đồn g) Năm

23

3.2.2 Những điểm đến thu hút khách du lịch tại Thành phố Cần Thơ * Chợ nổi Cái Răng * Chợ nổi Cái Răng

Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chiếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì ngƣời ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền vì thế họ không cần phải rao hàng nhƣ các chợ trên đất liền.

Bên cạnh ghe xuồng mua bán các nông sản tấp nập trên sông, du khách

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại thành phố cần thơ (Trang 26)