DỊCH VỤ KHÁCH SẠN, LỮ HÀNH

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại thành phố cần thơ (Trang 36)

3.3.1 Dịch vụ khách sạn

Thành phố Cần Thơ là một trong những thành phố trực thuộc Trung Ƣơng và cũng là thành phố lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi có dịch vụ phát triển bậc nhất trong vùng, Cần Thơ tập trung nhiều khách sạn lớn và đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao:

Bảng 3.2: Số lƣợng khách sạn tại Thành phố Cần Thơ từ năm 2011 đến 2013

Năm 2011 2012 2013

Tổng số khách sạn 177 190 196

Trong đó: khách sạn từ 1 đến 4 sao 54 61 66

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thành phố Cần Thơ

Với số lƣợng khách sạn từ 1 đến 4 sao kể trên, ngành dịch vụ khách sạn tại Cần Thơ có thể nói đã đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng cao của du

26

khách. Bên cạnh đó, còn rất nhiều khách sạn đạt chuẩn và chƣa xếp hạng đang hoạt động tại Cần Thơ để phục vụ cho lƣợng khách ngày càng tăng.

Thông qua bảng trên, có thể thấy số lƣợng các khách sạn đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy rằng, ngành khách sạn tại Cần Thơ ngày càng phát triển để đáp phục vụ cho lƣợng khách ngày càng tăng. Góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của ngƣời dân.

3.3.2 Dịch vụ lữ hành

Số lƣợng các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Cần Thơ: Năm 2011: có 28 đơn vị

Năm 2012: có 28 đơn vị Năm 2013: có 30 đơn vị

Năm 2013, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ khoảng 30 đơn vị kinh doanh lữ hành. Cung cấp các tour nội địa và tour quốc tế. Bên cạnh đó, nhờ việc mở sân bay tại Cần Thơ cũng thúc đẩy ngành du lịch tại đây phát triển với các chuyến bay du lịch nhƣ: Cần Thơ – Đà Nẵng, Cần Thơ – Phú Quốc,… giúp du khách tiết kiệm đƣợc thời gian di chuyển, kéo dài chuyến tham quan du lịch.

Bên cạnh đó, với số lƣợng khá nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành nhƣ thế làm gia tăng mức độ cạnh tranh của các đơn vị. Tạo động lực để các đơn vị hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.4.1 Thuận lợi

- Nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, thuận lợi trong việc giao lƣu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thuận lợi trong việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh lân cận. Điển hình nhƣ liên kết với An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Cà Mau hình thành nên tour “Một điểm đến bốn địa phƣơng”

- Lƣợng khách nội địa và quốc tế đều tăng qua các năm.

- Ngành dịch vụ khách sạn, lữ hành, nhà hàng phát triển giúp thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Hình thức du lịch sinh thái vƣờn, sông nƣớc phát triển. Tạo ra sự thu hút cho du khách tham quan khám phá.

27

- Hệ thống giao thông ngày càng đƣợc mở rộng và chú trọng đầu tƣ. Giúp giảm khoảng cách cũng nhƣ thời gian di chuyển. Giúp cho chuyến du lịch có hiệu quả hơn.

- Đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, cơ quan chức năng trong việc xúc tiến phát triển du lịch: Ngày hội bánh nhân gian đƣợc tổ chức hằng năm, trật tự đƣợc giữ vững, vệ sinh và không gian đô thị đƣợc chú trọng,…

- Tập trung nhiều trƣờng đại học, cao đẳng lớn giúp thuận tiện trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.

3.4.2 Khó khăn

- Cần Thơ chƣa có danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có vẻ đẹp nổi bật đặt trƣng cho vùng. Chủ yếu phát triển du lịch sông nƣớc, sinh thái.

- Chƣa có sản phẩm lƣu niệm đặt trƣng cho du khách, các sản phẩm tƣơng đối trùng lắp, tƣơng đồng so với các tỉnh lân cận.

- Thiếu các hoạt động giải trí về đêm, các khu vui chơi giải trí cấp thành phố. Du khách chƣa có nhiều cơ hội giao lƣu, tìm hiểu đời sống văn tinh thần của ngƣời dân. Các hoạt động về đêm chủ yếu của du khách khi lƣu lại Cần Thơ: thƣởng thức thức ăn, tham quan thuyền nổi, đi dạo. Các hoạt động chƣa có sự đặc trƣng.

- Trình độ của nhân viên còn hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn đặc biệt là khả năng về tiếng anh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số xã trong khu vực vẫn còn gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông: chủ yếu đƣờng đất, đá chƣa trải nhựa, đƣờng xuống cấp,..

28

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG CỦA PHỐ ĐI BỘ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CẦN THƠ

4.1 SƠ LƢỢC THÔNG TIN VỀ MẪU 4.1.1 Cơ cấu mẫu 4.1.1 Cơ cấu mẫu

Dựa vào phƣơng pháp thu mẫu thuận tiện đề tài đã tiến hành phỏng vấn 119 quan sát. Trong đó: 83 khách nội địa; 34 khách quốc tế; 2 chuyên gia.

Đối với khách quốc tế, đề tài đã sử dụng bảng câu hỏi tiếng Anh để phỏng vấn và địa điểm phỏng vấn là Thành phố Cần Thơ. Còn về khách nội địa, đề tài phỏng vấn ở Vĩnh Long và Cần Thơ. Tuy nhiên, phần lớn các quan sát đều đƣợc thu ở các điểm du lịch tại Cần Thơ.

4.1.2 Thông tin cá nhân

4.1.2.1 Tuổi và giới tính

Tỷ lệ phần trăm nhóm tuổi và giới tính của khách nội địa, khách quốc tế đƣợc tổng hợp trong bảng sau.

Bảng 4.1: Phần trăm nhóm tuổi và giới tính của khách nội địa và quốc tế

Tần số Phần trăm (%) Khách quốc tế Tuổi 19-28 16 47,1 29-38 10 29,4 39-48 4 11,8 49-58 3 8,8 Từ 59 1 2,9 Giới tính Nam 14 41,2 Nữ 20 58,8 Khách nội địa Tuổi 19-28 54 65,1 29-38 16 19,3 39-48 8 9,6 49-58 2 2,4 Từ 59 3 3,6 Giới tính Nam 32 38,6 Nữ 51 61,4

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Tuổi

Độ tuổi phân bố từ 19 đến 60 tuổi và đƣợc phân thành 5 nhóm tuổi. Ở nhóm khách quốc tế cũng nhƣ khách nội địa độ tuổi tập trung cao nhất là từ 19 đến 28 tuổi (47,1 % và 65,1%). Tỷ lệ phần trăm giảm dần theo sự gia tăng của

29

nhóm tuổi. Nhóm tuổi có số lƣợng khách ít nhất là từ 59 tuổi trở lên. Do trong quá trình phỏng vấn đây là nhóm tuổi khó tiếp cận vì thế tỷ lệ số quan sát rất thấp.

Giới tính

Qua bảng trên, nhìn chung lƣợng khách nữ luôn cao hơn lƣợng khách nam. Khách quốc tế: nữ chiếm 58,8%, nam chiếm 41,2%; khách nội địa: nữ chiếm 61,4% và nam chiếm 38,6%. Ở nhóm khách nội địa, chênh lệnh giữa lƣợng khách nam và nữ khá cao (22,8%). Điều này cũng chính là hạn chế của phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện tạo ra sự chênh lệnh giữa lƣợng du khách nam và nữ.

4.1.2.2 Trình độ học vấn

Đề tài cũng tiến hành tính tỷ lệ phần trăm trình độ của du khách và thống kê trong bảng bên dƣới.

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của du khách

Trình độ Tần số Phần trăm (%)

Phổ thông 10 8,5

Trung cấp/Cao đẳng/Đại học 89 76,1

Sau đại học 13 11,1

Khác 5 4,3

Tổng 117 100

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Qua bảng trên, dễ dàng nhận thấy lƣợng khách có trình độ Trung cấp/Cao đẳng/Đại học có tỷ lệ cao nhất (chiếm 76,1%), tiếp theo đó là lƣợng khách có trình độ Sau Đại học chiếm 11,1%. Điều này chứng tỏ rằng, với xu thế phát triển của thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam thì trình độ của nhân dân nói chung và của du khách nói riêng ngày càng đƣợc cải thiện. Với xu thế hội nhập và chú trọng giáo dục, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự trang bị kiến thức cho mình để tiếp cận với nền văn minh hiện đại. Ngoài ra, tỷ lệ du khách có trình độ Phổ thông và thấp hơn (khác) chiếm tỷ lệ thấp (8,5% và 4,3%). Cho thấy, trình độ học vấn của du khách ngày càng đƣợc cải thiện minh chứng cho điều này là tỷ lệ Trung cấp/Cao đẳng/Đại học và Sau Đại học cao còn trình độ Phổ thông và thấp hơn chiếm tỷ lệ thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

4.1.2.3 Nghề nghiệp

Dƣới đây là tỷ lệ phần trăm về nghề nghiệp của du khách mà đề tài đã thống kê đƣợc.

Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm nghề nghiệp của du khách

Nghề nghiệp Tần số Phần trăm (%) Học sinh/sinh viên 32 27,4 Cán bộ/công chức/viên chức 31 26,5 Nội trợ 6 5,1 Thƣơng nhân 27 23,1 Khác 21 17,9 Tổng 117 100

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Đa phần nghề nghiệp của du khách là học sinh/sinh viên và cán bộ/công chức/viên chức lần lƣợt chiếm 27,4%, 26,5%. Ngoài ra, nhóm khách có nghề nghiệp là thƣơng nhân cũng chiếm tỷ lệ khá cao (23,1%) so với 2 nghề trên. Điều này cho thấy, học sinh/sinh viên họ có nhiều thời gian rãnh để đi du lịch hoặc có thể kết hợp các chuyến đi thực tế trong học tập để khám phá điểm đến mới. Đối với nhóm nghề cán bộ/công chức/viên chức và thƣơng nhân, đây là nhóm khách có thể kết hợp công tác, thăm ngƣời thân và đi du lịch.

Đồng thời, nghề nội trợ và nhóm nghề khác (nha sĩ, luật sƣ, y tá, hƣớng dẫn viên,…) chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 5,1% và 17,9%.

4.1.3 Nhận xét về mẫu

Nhìn chung đề tài đã phỏng vấn đa dạng các đối tƣợng để làm tăng tính đại diện cho tổng thể. Ở nhóm khách nội địa và khách quốc tế đề tài cũng phỏng vấn các đối tƣợng ở các nhóm tuổi khách nhau (nhƣ đã phân tích ở trên) và ở trình độ, nghề nghiệp khác nhau để có thể thấy đƣợc quan điểm của du khách ở từng nhóm tuổi và ở mỗi trình độ khác nhau. Tuy nhiên, đề tài áp dụng phƣơng pháp thu mẫu thuận tiện vì thế cũng tạo ra nhiều sự chênh lệnh ở các quan sát chẳng hạn nhƣ: chênh lệnh giữa tỷ lệ nam và nữ, trình độ học vấn. Để có thể thấy rõ hơn quan điểm của mỗi du khách, đề tài đã thiết kế các câu hỏi mở cho du khách đƣa ra các ý kiến nhằm có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về vấn đề nghiên cứu.

31

4.2 PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG CỦA PHỐ ĐI BỘ

4.2.1 Thông tin về chuyến đi của du khách đến Cần Thơ

4.2.1.1 Mục đích và hình thức đến Cần Thơ

Mục đích

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Hình 4.1: Mục đích đến Cần Thơ của du khách

Thông qua biểu đồ trên, cho thấy với mục đích đến Cần Thơ là du lịch thuần túy (chỉ để du lịch) chiếm tỷ lệ khá cao 66,7%. Điều này cũng cho thấy nhu cầu của họ đối với điểm đến rất cao vì mục đích duy nhất của họ là đến Cần Thơ để du lịch, họ muốn khám phá nơi mình sẽ đi qua, đòi hỏi điểm đến phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Ngoài ra, mục đích kết hợp (kết hợp công tác, thăm ngƣời thân) chiếm tỷ lệ 29,1%. Còn lại là mục đích khác: tham quan, đi ngang qua,…chiếm 4,3%.

Với mục đích chỉ đến Cần Thơ để đi du lịch nhƣ thế, thì đòi hỏi ngƣời làm du lịch phải tạo nhiều sân chơi, nhiều hoạt động để du khách tham gia và tạo ấn tƣợng mạnh trong lòng họ khi đến đây. Phố đi bộ đƣợc xây dựng sẽ là điểm đến đầy hứa hẹn đối với du khách. Giúp họ khám phá văn hóa ẩm thực, hoạt động văn nghệ cũng nhƣ tìm hiểu về con ngƣời Cần Thơ.

Du lịch thuần túy 67.50% Du lịch kết hợp 29.10% Du lịch khác 3.40%

32

Hình thức đến Cần Thơ

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Hình 4.2: Hình thức đi du lịch đến Cần Thơ của du khách

Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy, hình thức tự tổ chức đi chiếm hơn ¾ (76,9%). Với xu hƣớng thích đi du lịch tự do của du khách, không thích bị gò bó vào lịch trình của công ty du lịch, chủ động tham quan các điểm theo nhu cầu. Vì thế, đây là hình thức này rất phổ biến đối với du khách hiện nay.

Tiếp theo đó, hình thức mua tour du lịch chiếm 19,7%. Đây là hình thức mà du khách sẽ mua tour du lịch tại các công ty du lịch với lịch trình cụ thể, tour du lịch sẽ giúp du khách quản lí thời gian và điểm đến. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là hình thức đi khác (3,4%) mà cụ thể ở đây là kết hợp tour du lịch và lịch trình cá nhân. Du khách cũng sẽ sử dụng các dịch vụ, vận chuyển, ăn uống, khách sạn của tour du lịch mà công ty đƣa ra. Tuy nhiên, khi đi đến một điểm đến thì du khách tự do tham quan và đến thăm các điểm lân cận (không theo sự hƣớng dẫn của hƣớng dẫn viên) trong khoảng thời gian cho phép và sau đó kết thúc tour theo thời gian quy định.

4.2.1.2 Phương tiện và thời gian du lịch đến Cần Thơ

Phương tiện đến Cần Thơ

Đề tài tiến hành phân tích mối quan hệ giữa loại khách và phƣơng tiện đến Cần Thơ và thu đƣợc kết quả trong bảng sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tự tổ chức đi 77.80% Mua tour du lịch 18.80% Hình thức khác 3.40%

33

Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa loại khách và phƣơng tiện đi du lịch

Phƣơng tiện

Loại khách

Nội địa Quốc tế

Tần số Phần trăm (%) Tần số Phần trăm (%) Xe máy 56 67,5 1 2,9 Thuê xe du lịch 18 21,7 3 8,8 Xe du lịch của gia đình 7 8,4 1 2,9 Khác (xe đò, buýt,…) 2 2,4 29 85,3 Tổng 83 100 34 100

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Quan sát bảng trên, cho thấy khách nội địa (chủ yếu là khách Việt) đến Cần Thơ chủ yếu bằng xe máy chiếm 67,5%. Bởi vì đây là phƣơng tiện rất phổ biến ở Việt Nam có tính cơ động cao và giúp tiết kiệm chi phí. Du khách có thể thoải mái tham quan, mua sắm qua phƣơng tiện này. Tuy nhiên đây cũng là phƣơng tiện tạo ra sự ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Vì thế, việc hình thành phố đi bộ sẽ phần nào giảm sự ô nhiễm từ phƣơng tiện này tạo bầu không khí trong lành cho du khách. Còn đối với việc thuê xe du lịch, sử dụng xe du lịch của gia đình để đi du lịch chiếm tỷ lệ thấp (21,7% và 8,4%). Bởi vì các phƣơng tiện này chƣa phổ biến nhiều, giá thành sở hữu và thuê khá cao có thể làm tăng chi phí cho chuyến đi.

Du lịch đến Cần Thơ bằng xe gắn máy có thể sẽ giảm đƣợc chi phí, dễ di chuyển vào những đoạn đƣờng xấu. Vì thế, đây là phƣơng tiện mà đa số du khách sử dụng.

34

Thời gian đến Cần Thơ

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Hình 4.3: Dịp đến Cần Thơ của du khách

Qua biểu đồ trên cho thấy, du khách đến Cần Thơ chủ yếu qua 2 dịp chính đó là cuối tuần và các ngày lễ (chiếm 41,9% và 42,7%). Điều dễ hiểu là khách nƣớc ngoài đến Cần Thơ vào các dịp lễ bởi vì thời gian nghỉ nhiều. Chiếm 15,4% là dịp khác (đến thỉnh thoảng, dẫn đoàn khách,…). Điều này giúp cho đề tài biết đƣợc khoảng thời gian khách đến Cần Thơ nhằm tổ chức phố đi bộ đúng thời điểm tập trung nhiều du khách. Bên cạnh đó, chính lƣợng khách tăng đột biến vào các ngày này nên lƣợng xe lƣu thông rất cao, ảnh hƣởng đến việc đi lại của du khách. Do đó, việc tạo dựng phố đi bộ vào các dịp này sẽ giảm lƣợng xe lƣu thông vào trung tâm thành phố, giúp du khách có không gian mua sắm, tham quan an toàn.

4.2.1.3 Tóm tắt thông tin chuyến đi của du khách và việc tổ chức phố đi bộ

Thông qua các kết quả phân tích trên, việc tổ chức phố đi bộ nên tổ chức vào dịp cuối tuần và dịp lễ (vì đa phần khách đến vào 2 dịp này chiếm 41,9% và 42,7%). Chúng ta nên bố trí các bãi giữ xe gắn máy và xe ôtô cho du khách. Tuy nhiên, cần chú trọng các bãi giữ xe gắn máy vì đa số khách nội địa đến Cần Thơ bằng phƣơng tiện này (67,5% ) và khách quốc tế chủ yếu đến bằng tàu, xe khách, xe buýt . Mục đích chủ yếu của du khách đến Cần Thơ là chỉ để du lịch (67,5%) vì thế chúng ta cần tạo nhiều hoạt động để thu hút và thỏa mãn nhu cầu khám phá của du khách. Do đó, tổ chức phố đi bố sẽ góp phần tạo ra

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại thành phố cần thơ (Trang 36)