Thông tin cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại thành phố cần thơ (Trang 39 - 41)

4.1.2.1 Tuổi và giới tính

Tỷ lệ phần trăm nhóm tuổi và giới tính của khách nội địa, khách quốc tế đƣợc tổng hợp trong bảng sau.

Bảng 4.1: Phần trăm nhóm tuổi và giới tính của khách nội địa và quốc tế

Tần số Phần trăm (%) Khách quốc tế Tuổi 19-28 16 47,1 29-38 10 29,4 39-48 4 11,8 49-58 3 8,8 Từ 59 1 2,9 Giới tính Nam 14 41,2 Nữ 20 58,8 Khách nội địa Tuổi 19-28 54 65,1 29-38 16 19,3 39-48 8 9,6 49-58 2 2,4 Từ 59 3 3,6 Giới tính Nam 32 38,6 Nữ 51 61,4

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Tuổi

Độ tuổi phân bố từ 19 đến 60 tuổi và đƣợc phân thành 5 nhóm tuổi. Ở nhóm khách quốc tế cũng nhƣ khách nội địa độ tuổi tập trung cao nhất là từ 19 đến 28 tuổi (47,1 % và 65,1%). Tỷ lệ phần trăm giảm dần theo sự gia tăng của

29

nhóm tuổi. Nhóm tuổi có số lƣợng khách ít nhất là từ 59 tuổi trở lên. Do trong quá trình phỏng vấn đây là nhóm tuổi khó tiếp cận vì thế tỷ lệ số quan sát rất thấp.

Giới tính

Qua bảng trên, nhìn chung lƣợng khách nữ luôn cao hơn lƣợng khách nam. Khách quốc tế: nữ chiếm 58,8%, nam chiếm 41,2%; khách nội địa: nữ chiếm 61,4% và nam chiếm 38,6%. Ở nhóm khách nội địa, chênh lệnh giữa lƣợng khách nam và nữ khá cao (22,8%). Điều này cũng chính là hạn chế của phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện tạo ra sự chênh lệnh giữa lƣợng du khách nam và nữ.

4.1.2.2 Trình độ học vấn

Đề tài cũng tiến hành tính tỷ lệ phần trăm trình độ của du khách và thống kê trong bảng bên dƣới.

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của du khách

Trình độ Tần số Phần trăm (%)

Phổ thông 10 8,5

Trung cấp/Cao đẳng/Đại học 89 76,1

Sau đại học 13 11,1

Khác 5 4,3

Tổng 117 100

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Qua bảng trên, dễ dàng nhận thấy lƣợng khách có trình độ Trung cấp/Cao đẳng/Đại học có tỷ lệ cao nhất (chiếm 76,1%), tiếp theo đó là lƣợng khách có trình độ Sau Đại học chiếm 11,1%. Điều này chứng tỏ rằng, với xu thế phát triển của thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam thì trình độ của nhân dân nói chung và của du khách nói riêng ngày càng đƣợc cải thiện. Với xu thế hội nhập và chú trọng giáo dục, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự trang bị kiến thức cho mình để tiếp cận với nền văn minh hiện đại. Ngoài ra, tỷ lệ du khách có trình độ Phổ thông và thấp hơn (khác) chiếm tỷ lệ thấp (8,5% và 4,3%). Cho thấy, trình độ học vấn của du khách ngày càng đƣợc cải thiện minh chứng cho điều này là tỷ lệ Trung cấp/Cao đẳng/Đại học và Sau Đại học cao còn trình độ Phổ thông và thấp hơn chiếm tỷ lệ thấp.

30

4.1.2.3 Nghề nghiệp

Dƣới đây là tỷ lệ phần trăm về nghề nghiệp của du khách mà đề tài đã thống kê đƣợc.

Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm nghề nghiệp của du khách

Nghề nghiệp Tần số Phần trăm (%) Học sinh/sinh viên 32 27,4 Cán bộ/công chức/viên chức 31 26,5 Nội trợ 6 5,1 Thƣơng nhân 27 23,1 Khác 21 17,9 Tổng 117 100

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Đa phần nghề nghiệp của du khách là học sinh/sinh viên và cán bộ/công chức/viên chức lần lƣợt chiếm 27,4%, 26,5%. Ngoài ra, nhóm khách có nghề nghiệp là thƣơng nhân cũng chiếm tỷ lệ khá cao (23,1%) so với 2 nghề trên. Điều này cho thấy, học sinh/sinh viên họ có nhiều thời gian rãnh để đi du lịch hoặc có thể kết hợp các chuyến đi thực tế trong học tập để khám phá điểm đến mới. Đối với nhóm nghề cán bộ/công chức/viên chức và thƣơng nhân, đây là nhóm khách có thể kết hợp công tác, thăm ngƣời thân và đi du lịch.

Đồng thời, nghề nội trợ và nhóm nghề khác (nha sĩ, luật sƣ, y tá, hƣớng dẫn viên,…) chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 5,1% và 17,9%.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại thành phố cần thơ (Trang 39 - 41)