THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại thành phố cần thơ (Trang 31)

3.2.1 Lƣợng khách và doanh thu du lịch Cần Thơ

3.2.1.1 Lượng khách

Lƣợng khách du lịch đến Thành phố Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 đƣợc tổng hợp trong bảng sau: Bảng 3.1: Lƣợt khách du lịch đến Cần Thơ từ năm 2011 đến 2013 (Đvt: lượt khách) Năm 2011 2012 2013 Khách quốc tế 170.325 190.116 211.357 Khách nội địa 802.125 984.707 1.040.268 Tổng lƣợt khách 972.450 1.174.825 1.251.625

21

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Cần Thơ

Hình 3.1: Biểu đồ lƣợng khách du lịch đến Thành phố Cần Thơ từ năm 2011 – 2013

Từ bảng trên, có thể thấy tổng lƣợng khách nhìn chung từ năm 2011 đến 2013 đều tăng (năm 2012 tăng 20,81 %, năm 2013 tăng 7,9% so với năm 2011). Tuy nhiên, lƣợng khách nội địa (năm 2013 tăng 29,69% so với năm 2011) tăng nhiều hơn khách quốc tế (2013 tăng 24,09% so với năm 2011). Khách quốc tế tăng khá chậm (năm 2012 tăng 11,62%, năm 2013 tăng 12,47% so với năm 2011) . Lƣợng khách quốc tế chỉ bằng khoảng 1/5 so với khách nội địa (khách quốc tế năm 2013/khách nội địa 2013 = 0,20).

Nhìn chung những năm gần đây lƣợng khách đến Cần Thơ đều tăng. Do chúng ta đã tăng cƣờng các hoạt động quảng bá du lịch, không ngừng hoàn chỉnh hệ thống đƣờng sá, cơ sở hạ tầng, nâng cao các dịch vụ du lịch, mở rộng các điểm du lịch mới. Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách.

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2011 2012 2013 Khách quốc tế Khách nội địa

22

3.2.1.2 Doanh thu

Doanh thu ngành du lịch Cần Thơ từ năm 2011 – 2013 đƣợc tổng hợp qua biểu đồ sau:

Nguồn: Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Cần Thơ

Hình 3.2: Doanh thu ngành du lịch Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 Thông qua biểu đồ trên cho thấy, doanh thu ngành du lịch Cần Thơ trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 đều tăng. Cụ thể, năm 2013 doanh thu tăng 124,858 tỷ đồng (tăng 16,4%) so với năm 2011, năm 2012 doanh thu tăng 89,895 tỷ đồng (tăng 11,8%) so với năm 2011. Doanh thu năm 2013 tăng nhiều hơn (4,6%) so với doanh thu năm 2012. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Cần Thơ, góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Lý giải cho điều này thì theo ông Trần Việt Phƣờng, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Cần Thơ cho biết: đạt đƣợc kết quả trên là nhờ ngành du lịch địa phƣơng đã nâng cao chất lƣợng, sản phẩm du lịch, dịch vụ phục vụ, ẩm thực. Sở cũng đa dạng hóa các loại hình sinh thái, sông nƣớc miệt vƣờn, du lịch văn hóa, du lịch kết hợp hội nghị đáp ứng tốt nhu cầu của khách đang tăng lên. Bên cạnh đó, cũng nhờ các dự án du lịch tại cồn Khƣơng, cồn Cái Khế, cụm du lịch Phong Điền, Thốt Nốt, mở rộng phát triển du lịch sinh thái tại cù lao Tân Lộc đƣa vào khai thác sử dụng, riêng cụm du lịch Ô Môn-Cờ Đỏ phát triển mạnh du lịch nông trại đã thu hút đông đảo du khách [4].

761234 851129 975987 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2011 2012 2013 Doan h thu (tri ệu đồn g) Năm

23

3.2.2 Những điểm đến thu hút khách du lịch tại Thành phố Cần Thơ * Chợ nổi Cái Răng * Chợ nổi Cái Răng

Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chiếc thuyền lớn bé đậu san sát. Bán sản vật gì ngƣời ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi thuyền vì thế họ không cần phải rao hàng nhƣ các chợ trên đất liền.

Bên cạnh ghe xuồng mua bán các nông sản tấp nập trên sông, du khách dễ dàng tận hƣởng cảnh “quán cà phê, quán ăn nổi” trong những chiếc xuồng lênh đênh, bồng bềnh trên sông.

Vị trí:Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

* Bến Ninh Kiều

Bến Ninh Kiều hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nƣớc hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa. Điều hấp dẫn du khách của bến là nhà thủy tạ trên sông. Nhà thủy tạ là một con tàu nổi bồng bềnh nối bờ bằng một đoạn cầu, hai bên cầu có lan can, khách có thể dừng chân đứng hóng gió. Nhà nổi này chính là nhà hàng ăn uống có hai tầng với hàng trăm chỗ ngồi. Khách tới nhà nổi, gọi ly nƣớc ngọt, hoặc một xị rƣợu nếp than nhắm với món lẩu lƣơn đặc sản địa phƣơng. Vừa ăn uống, vừa ngắm cảnh sông Hậu. Trên sông đủ loại thuyền ngƣợc thuyền xuôi tấp nập. Bến còn có công viên với nhiều loại cây quý, xanh mƣớt, là nơi vui chơi và sinh hoạt của ngƣời dân.

Vị trí: Bến Ninh Kiều nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ, đƣờng Hai Bà Trƣng.

* Chợ đêm Tây Đô

Chợ Tây Đô là trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ đồng thời cũng là điểm vui chơi giải trí, du lịch hấp dẫn. Chợ Tây Ðô truớc đây là một chợ đầu mối trung chuyển các mặt hàng với nhiều địa phƣơng trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh chức năng trao đổi hàng hoá, tại đây còn có các dịch vụ ẩm thực, giải trí… Do quy mô hoạt động và tầm quan trọng đối với khu vực nên chợ Tây Đô là một trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ.

Vị trí: Chợ Tây Đô cách trung tâm Tp. Cần Thơ khoảng 1km về phía tây sông Hậu, tọa lạc trong khu Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ.

24

* Chợ cổ Cần Thơ

Chợ Cổ Cần Thơ hay gọi là chợ Hàng Dƣơng hay "chợ lục tỉnh", nằm trên đƣờng Hai Bà Trƣng. Chợ này đƣợc xây dựng cùng thời với hai ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây. Chợ có một nét rất riêng, rất độc đáo của đồng bằng châu thổ. Đêm đêm ghe chở sản vật từ vùng sâu ra, treo đèn trƣớc mũi lấp lánh cả một khúc sông. Gần đây Thành phố Cần Thơ đã có dự án quy hoạch lại khu chợ cổ Cần Thơ với bến tàu du lịch, nhà chờ, gian hàng lƣu niệm cho du khách....

Vị trí: Đƣờng Hai Bà Trƣng, TP. Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chùa Ông

Chùa Ông là nơi sinh hoạt tín ngƣỡng và văn hoá của ngƣời Hoa tại Cần Thơ. Chùa đƣợc Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993. Chùa Ông có lối kiến trúc độc đáo đƣợc giữ gìn gần nhƣ nguyên vẹn từ thuở ban đầu. Chùa đƣợc xây dựng năm 1894 – 1896 trên một khu đất có diện tích chừng 532m². Mái chùa lợp ngói âm dƣơng với các gờ bó mái bằng những hàng ngói ống men xanh thẫm, trên bờ nóc có vô số hình nhân đủ màu bằng gốm sứ, lƣỡng long chầu nguyệt, cá hoá long, chim phụng, ở hai đầu đao là hai tƣợng ngƣời cầm mặt trời, mặt trăng. Trong chùa thờ Quan Công, một vị tƣớng thời Tam Quốc, tấm gƣơng về lòng trung hiếu tiết nghĩa và các vị Quan Âm Nam Hải, Thái Bạch tinh quân, Thổ Địa, Đổng Vĩnh…

Vị trí: Chùa Ông nằm ở đƣờng Hai Bà Trƣng, phƣờng Tân An, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

* Nhà cổ Bình Thủy

Ngôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp đƣợc gia đình họ Dƣơng xây vào năm 1870. Kiến trúc nhà kiểu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thang hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi… Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ – đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều đƣợc đặt và chở từ Pháp sang. Ðây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng nhƣ tiến trình phát triển dƣới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cƣ dân ÐBSCL.

Vị trí: Nhà cổ Bình Thuỷ nằm trên đƣờng Bùi Hữu Nghĩa phƣờng Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

25

* Vƣờn cò Bằng Lăng

Vƣờn cò Bằng Lăng – một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vƣờn chín dòng sông. Trên đƣờng từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên (An Giang), qua khỏi thị trấn Thốt Nốt chừng 5km là đến vƣờn cò Bằng Lăng. Đi dọc theo bờ sông nhỏ, dƣới những hàng cây rợp bóng trƣớc một vùng nƣớc trắng mênh mông nhƣ biển, đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nƣớc nổi. Tại đây, bạn có thể thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đƣa theo gió, rối rít gọi đàn…

Vị trí: Vƣờn cò Bằng Lăng thuộc ấp Thới Bình, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ.

* Vƣờn Cần Thơ

Các vƣờn du lịch với cây trái trĩu quả thu hút ngày càng đông khách đến thăm. Tới đây, bạn có thể vừa dạo chơi vừa thƣởng thức trái cây ngay tại vƣờn và các loại đặc sản miền quê khác nhƣ cá nƣớng, ốc luộc, v.v. Hiện có rất nhiều vƣờn cây trái dành cho khách du lịch nhƣ Mỹ Khánh, vƣờn nhà ông Sáu Dƣơng, vƣờn lan Bình Thuỷ, vƣờn vòng cung, trên các tuyến sông Phong Ðiền, Phụng Hiệp và nhiều vƣờn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt.

Vị trí: Vƣờn Cần Thơ có khá nhiều ở các tuyến đƣờng bộ, đƣờng thủy tại TP Cần Thơ [1].

3.3 DỊCH VỤ KHÁCH SẠN, LỮ HÀNH 3.3.1 Dịch vụ khách sạn 3.3.1 Dịch vụ khách sạn

Thành phố Cần Thơ là một trong những thành phố trực thuộc Trung Ƣơng và cũng là thành phố lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi có dịch vụ phát triển bậc nhất trong vùng, Cần Thơ tập trung nhiều khách sạn lớn và đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao:

Bảng 3.2: Số lƣợng khách sạn tại Thành phố Cần Thơ từ năm 2011 đến 2013

Năm 2011 2012 2013

Tổng số khách sạn 177 190 196

Trong đó: khách sạn từ 1 đến 4 sao 54 61 66

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thành phố Cần Thơ

Với số lƣợng khách sạn từ 1 đến 4 sao kể trên, ngành dịch vụ khách sạn tại Cần Thơ có thể nói đã đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng cao của du

26

khách. Bên cạnh đó, còn rất nhiều khách sạn đạt chuẩn và chƣa xếp hạng đang hoạt động tại Cần Thơ để phục vụ cho lƣợng khách ngày càng tăng.

Thông qua bảng trên, có thể thấy số lƣợng các khách sạn đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy rằng, ngành khách sạn tại Cần Thơ ngày càng phát triển để đáp phục vụ cho lƣợng khách ngày càng tăng. Góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của ngƣời dân.

3.3.2 Dịch vụ lữ hành

Số lƣợng các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Cần Thơ: Năm 2011: có 28 đơn vị

Năm 2012: có 28 đơn vị Năm 2013: có 30 đơn vị

Năm 2013, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ khoảng 30 đơn vị kinh doanh lữ hành. Cung cấp các tour nội địa và tour quốc tế. Bên cạnh đó, nhờ việc mở sân bay tại Cần Thơ cũng thúc đẩy ngành du lịch tại đây phát triển với các chuyến bay du lịch nhƣ: Cần Thơ – Đà Nẵng, Cần Thơ – Phú Quốc,… giúp du khách tiết kiệm đƣợc thời gian di chuyển, kéo dài chuyến tham quan du lịch.

Bên cạnh đó, với số lƣợng khá nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành nhƣ thế làm gia tăng mức độ cạnh tranh của các đơn vị. Tạo động lực để các đơn vị hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.1 Thuận lợi

- Nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, thuận lợi trong việc giao lƣu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thuận lợi trong việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh lân cận. Điển hình nhƣ liên kết với An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Cà Mau hình thành nên tour “Một điểm đến bốn địa phƣơng”

- Lƣợng khách nội địa và quốc tế đều tăng qua các năm.

- Ngành dịch vụ khách sạn, lữ hành, nhà hàng phát triển giúp thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Hình thức du lịch sinh thái vƣờn, sông nƣớc phát triển. Tạo ra sự thu hút cho du khách tham quan khám phá.

27

- Hệ thống giao thông ngày càng đƣợc mở rộng và chú trọng đầu tƣ. Giúp giảm khoảng cách cũng nhƣ thời gian di chuyển. Giúp cho chuyến du lịch có hiệu quả hơn.

- Đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, cơ quan chức năng trong việc xúc tiến phát triển du lịch: Ngày hội bánh nhân gian đƣợc tổ chức hằng năm, trật tự đƣợc giữ vững, vệ sinh và không gian đô thị đƣợc chú trọng,…

- Tập trung nhiều trƣờng đại học, cao đẳng lớn giúp thuận tiện trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch.

3.4.2 Khó khăn

- Cần Thơ chƣa có danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có vẻ đẹp nổi bật đặt trƣng cho vùng. Chủ yếu phát triển du lịch sông nƣớc, sinh thái.

- Chƣa có sản phẩm lƣu niệm đặt trƣng cho du khách, các sản phẩm tƣơng đối trùng lắp, tƣơng đồng so với các tỉnh lân cận.

- Thiếu các hoạt động giải trí về đêm, các khu vui chơi giải trí cấp thành phố. Du khách chƣa có nhiều cơ hội giao lƣu, tìm hiểu đời sống văn tinh thần của ngƣời dân. Các hoạt động về đêm chủ yếu của du khách khi lƣu lại Cần Thơ: thƣởng thức thức ăn, tham quan thuyền nổi, đi dạo. Các hoạt động chƣa có sự đặc trƣng.

- Trình độ của nhân viên còn hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn đặc biệt là khả năng về tiếng anh.

- Một số xã trong khu vực vẫn còn gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông: chủ yếu đƣờng đất, đá chƣa trải nhựa, đƣờng xuống cấp,..

28

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG CỦA PHỐ ĐI BỘ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CẦN THƠ

4.1 SƠ LƢỢC THÔNG TIN VỀ MẪU 4.1.1 Cơ cấu mẫu 4.1.1 Cơ cấu mẫu

Dựa vào phƣơng pháp thu mẫu thuận tiện đề tài đã tiến hành phỏng vấn 119 quan sát. Trong đó: 83 khách nội địa; 34 khách quốc tế; 2 chuyên gia.

Đối với khách quốc tế, đề tài đã sử dụng bảng câu hỏi tiếng Anh để phỏng vấn và địa điểm phỏng vấn là Thành phố Cần Thơ. Còn về khách nội địa, đề tài phỏng vấn ở Vĩnh Long và Cần Thơ. Tuy nhiên, phần lớn các quan sát đều đƣợc thu ở các điểm du lịch tại Cần Thơ.

4.1.2 Thông tin cá nhân

4.1.2.1 Tuổi và giới tính

Tỷ lệ phần trăm nhóm tuổi và giới tính của khách nội địa, khách quốc tế đƣợc tổng hợp trong bảng sau.

Bảng 4.1: Phần trăm nhóm tuổi và giới tính của khách nội địa và quốc tế

Tần số Phần trăm (%) Khách quốc tế Tuổi 19-28 16 47,1 29-38 10 29,4 39-48 4 11,8 49-58 3 8,8 Từ 59 1 2,9 Giới tính Nam 14 41,2 Nữ 20 58,8 Khách nội địa Tuổi 19-28 54 65,1 29-38 16 19,3 39-48 8 9,6 49-58 2 2,4 Từ 59 3 3,6 Giới tính Nam 32 38,6 Nữ 51 61,4

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2014

Tuổi

Độ tuổi phân bố từ 19 đến 60 tuổi và đƣợc phân thành 5 nhóm tuổi. Ở nhóm khách quốc tế cũng nhƣ khách nội địa độ tuổi tập trung cao nhất là từ 19 đến 28 tuổi (47,1 % và 65,1%). Tỷ lệ phần trăm giảm dần theo sự gia tăng của

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhóm tuổi. Nhóm tuổi có số lƣợng khách ít nhất là từ 59 tuổi trở lên. Do trong quá trình phỏng vấn đây là nhóm tuổi khó tiếp cận vì thế tỷ lệ số quan sát rất thấp.

Giới tính

Qua bảng trên, nhìn chung lƣợng khách nữ luôn cao hơn lƣợng khách

Một phần của tài liệu phân tích tiềm năng của phố đi bộ trong việc phát triển du lịch tại thành phố cần thơ (Trang 31)