Thực trạng hoạt động thanh toán xuất khẩu phân theo từng phƣơng thức

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ trong giai đoạn 2010 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 60 - 64)

phƣơng thức thanh toán

4.2.2.1 Phương thức chuyển tiền

Ta có thể thấy rằng, với ưu thế tiết kiệm thời gian vì các quy trình thanh toán và hồ sơ khá đơn giản so với thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, cùng với lợi thế về chi phí thấp, thì phương thức chuyển tiền luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng, vì thế mà lúc nào phương thức chuyển tiền cũng được sử dụng nhiều nhất. Ta sẽ thấy rõ hơn điều đó thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.9: Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức chuyển tiền tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2013

(Đơn vị tính: nghìn USD)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Số lượng (món) 1.351 1.186 1.224 1.398

Giá trị 115.357 130.338 119.586 136.960

Giá trị trung bình/món 85,39 109,90 97,70 97,97

Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ

Bảng 4.10: Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức chuyển tiền tại Vietcombank Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2012 – 2014 (Đơn vị tính: nghìn USD) Chỉ tiêu 6/2012 6/2013 6/2014 Số lượng (món) 551 558 571 Giá trị 53.837 54.460 60.307 Giá trị trung bình/món 97,71 97,60 105,61

Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ

Cả số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức chuyển tiền đều có tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm. Vào năm 2011, trong khi số lượng giảm 12,21% so với năm 2010 thì giá trị thanh toán lại tăng 12,99% (tăng 14.981 nghìn USD), vì thế mà năm 2011 giá trị trung bình/món tăng 24,51 nghìn USD tương đương tăng 28,70%. Ngược lại, vào năm 2012, số món tăng lên 3,20% so với năm 2011, thì giá trị thanh toán lại giảm 10.752 nghìn USD tương đương giảm 8,25%. Có thể lý giải rằng, vào năm 2012, hoạt động thương mại của ngân hàng phát triển mạnh, thu hút lượng đơn đặt hàng

nhiều nên số món tăng cao so với năm trước. Tuy vậy, nhưng do giá trị thanh toán giảm mạnh còn số món lại tăng ít cho nên giá trị thanh toán trung bình/món vào năm này giảm 12,20 nghìn USD (giảm 11,10% so với năm trước). Năm 2013 ghi nhận sự tăng lên của cả về số lượng và giá trị nhưng gần như không có sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng của 2 chỉ tiêu(số lượng tăng 14,22% và giá trị tăng 14,53%) dẫn đến giá trị trung bình/món tăng nhẹ. Và 6 tháng đầu năm 2014, số món và giá trị đồng thời tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là, số món tăng lên 2,33% và giá trị tăng 10,74%, tương đương tăng 5.847 nghìn USD. Và kéo theo đó là giá trị trung bình/món tăng thành 105.610 USD, tăng 8010 USD so với cùng kỳ năm 2013.

Nhìn chung thì thanh toán bằng phương thức chuyển tiền đang dần tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, sự tăng trưởng này là do sự sụt giảm của phương thức tín dụng chứng từ trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã chuyển dần sang lựa chọn phương thức chuyển tiền và nhờ thu trong giao dịch thay dần cho L/C.

4.2.2.2 Phương thức nhờ thu

Nhờ thu là một trong ba phương thức thanh toán chủ yếu của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế, đóng góp không nhỏ vào doanh số thanh toán xuất khẩu của ngân hàng mỗi năm. Với lợi thế tiết kiệm chi phí hơn so với phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ và tương đối an toàn hơn so với phương thức chuyển tiền nên phương thức nhờ thu được khá nhiều khách hàng lựa chọn. Mỗi năm, phương thức thanh toán này đem về không ít doanh thu cho ngân hàng, làm tăng tổng giá trị trong thanh toán quốc tế nói riêng và tăng trưởng của ngân hàng nói chung. Cụ thể là:

Bảng 4.11: Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức nhờ thu tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2013

(Đơn vị tính: nghìn USD)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Số lượng (món) 472 418 310 334

Giá trị 55.695 49.408 59.104 66.426

Giá trị trung bình/món 118,00 118,20 190,66 198,88

Bảng 4.12: Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức nhờ thu tại Vietcombank Cần Thơ 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012 - 2014 (Đơn vị tính: nghìn USD)

Chỉ tiêu 6/2012 6/2013 6/2014

Số lượng (món) 140 148 156

Giá trị 27.246 27.400 31.585

Giá trị trung bình/món 194,61 185,14 202,47

Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ

Theo bảng số liệu nêu trên, phương thức này có độ biến động tăng giảm cả về số lượng và giá trị không đều, không tuân theo bất cứ quy luật nào. Vào năm 2011, số món giảm 11,44% so với năm 2010, và giá trị thanh toán cũng giảm so với năm 2010 là 6.287 nghìn USD tức giảm 11,29%. Do giá trị giảm ít hơn so với số món, nên giá trị trung bình/món tăng 0,2 nghìn USD tương đương tăng 0,17% so với năm 2010. Tuy nhiên vào năm 2012, trong khi số món tiếp tục giảm mạnh, giảm đến 25,84% so với năm 2011, thì giá trị thanh toán lại đạt 59.104 nghìn USD, tăng thêm 9.690 nghìn USD (tương đương 19,62%) so với năm 2011. Điều này xảy ra, là do vào năm 2012, đã có sự sụt giảm đáng kể trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và chuyển tiền. Và, có thể dễ dàng nhận ra rằng, giá trị trung bình/món sẽ tăng mạnh so với năm 2011 tăng đến 61,30%. Trong năm 2013, cả hai chỉ tiêu đều tăng dẫn đến giá trị trung bình/món còn tăng cao hơn so với năm 2012 (tăng thêm 8220 USD/món, tương đương 4,31%). Trong 6 tháng đầu năm 2014, số món và giá trị cùng tăng so với cùng kì năm trước. Số món tăng 5,40% và giá trị tăng lên 4.185 nghìn USD, tương đương tăng 15,27% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Có thể nói, phương thức nhờ thu ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của khách hàng do có những lợi thế so với các phương thức khác, cùng với sự kết hợp từ những chiến lược tốt từ phía ngân hàng, thì phương thức này sẽ nhanh chóng tăng trưởng mạnh và là phương thức lựa chon tối ưu của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức thanh toán bằng L/C là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, được sử dụng phổ biến, giúp ngân hàng phát triển tốt hơn nữa hệ thống thanh toán quốc tế trong quá trình mở rộng giao thương quốc tế. Đây là phương thức thanh toán có độ an toàn cao nhất trong ba phương thức, an toàn về sở hữu tài sản và sự ràng buộc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, chi phí cho thanh toán bằng L/C khá cao, thời gian khá dài, nên ngày càng ít các doanh nghiệp sử dụng phương thức này. Và tình hình thanh

toán xuất khẩu thông qua hình thức thanh toán bằng L/C được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.13: Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức L/C tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2013

(Đơn vị tính: nghìn USD)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Số lượng (món) 487 400 450 434

Giá trị 80.385 49.334 39.403 35.906

Giá trị trung bình/món 165,06 123,34 87,56 82,73

Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ

Bảng 4.14: Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức L/C tại Vietcombank Cần Thơ 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012 - 2014

(Đơn vị tính: nghìn USD)

Chỉ tiêu 6/2012 6/2013 6/2014

Số lượng (món) 213 174 156

Giá trị 18.637 15.658 12.319

Giá trị trung bình/món 87,48 89,99 78,97

Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2014, giá trị thanh toán xuất khẩu của phương thức tín dụng chứng từ liên tục giảm và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Vào năm 2011, cả số món và giá trị đều giảm đáng kể so với năm trước, cụ thể là số lượng giảm đến 17,86% so với năm 2010, giá trị giảm mạnh từ 80.385 nghìn USD năm 2010 xuống còn 49.334 nghìn USD năm 2011, tương đương giảm 38,63%. Điều này dẫn đến giá trị thanh toán trung bình/món giảm 25,28% (giảm 41,72 nghìn USD) so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm sút mạnh trong phương thức L/C là tại vì, chi phí cao và thời gian khá lâu để thực hiện hợp đồng, hơn nữa, phương thức này thường dùng để thanh toán các món hàng có giá trị lớn để đảm bảo an toàn cho quyền lợi của hai bên xuất nhập khẩu, do đó việc thực hiện khá phức tạp. Bên cạnh đó, nền kinh tế trong thời điểm này biến động khồng ngừng, các công ty, doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ yếu chọn xuất khẩu các món hàng có giá trị nhỏ và ngắn hạn, vì thế thanh toán bằng L/C sẽ tốn kém về thời gian và chi phí, để tiết kiệm, các doanh nghiệp đã lựa chọn thanh toán nhờ thu hoặc chuyển tiền.

Vào năm 2012, số lượng món tăng trở lại, tăng 12,50% so với năm 2011, tuy nhiên, giá trị thanh toán lại tiếp tục giảm còn 39.403 nghìn USD, giảm 9.931 nghìn USD so với năm trước (tương đương 20,13%). Vì giá trị thanh toán giảm, kéo theo đó là sự sụt giảm của giá trị thanh toán trung bình/món, năm 2012 giá trị này giảm đến 29,01%. Và dễ dàng nhận thấy rằng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã dần chuyển sang thanh toán bằng chuyển tiền và nhờ thu thay cho việc thanh toán bằng L/C.

Năm 2013 ghi nhận sự giảm sút cả về số lượng lẫn giá trị thanh toán. Giá trị giảm 3.497 nghìn USD (tương đương giảm 8,87%) và số lượng giảm 3,69%. Điều này dẫn đến giá trị trung bình/món giảm chỉ còn 82.730 USD/món (giảm 5,52% so với 87.560 USD/món trong cùng kỳ năm 2012).

Và tình hình 6 tháng đầu năm 2014, thanh toán xuất khẩu bằng L/C chỉ có 156 số món và giá trị thanh toán đạt 12.319 nghìn USD. Về số món, giảm 10,34% so với cùng kì, và giá trị giảm 3.339 nghìn USD, tương đương giảm 21,32%. Điều đó dẫn đến giá trị trung bình/món giảm chỉ còn 78.970 USD/món (giảm 12,25% so với cùng kỳ năm 2013).

Trong thời gian đầu, phương thức L/C được sử dụng để thanh toán cho các món hàng có giá trị lớn vì đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhưng về sau, khi doanh nghiệp đã có mối quan hệ làm ăn uy tín với các đối tác thì việc sử dụng phương thức L/C là không cần thiết nữa vì thủ tục rườm rà và tốn kém chi phí.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ trong giai đoạn 2010 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 60 - 64)