Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ trong giai đoạn 2010 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 82 - 83)

Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý chung và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, đề ra những hướng đi mới cho giúp hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển hơn. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thực hiện tốt hoạt động thanh toán quốc tế của mình.

Hoàn thiện và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau, Ngân hàng Nhà nước chỉ tham gia với tư cách người mua – bán cuối cùng và chỉ can thiệp khi cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiệp vụ thanh toán quốc tế hoạt động một các hiệu quả. Thông qua thị trường này, Ngân hàng Nhà nước có thể điều hành tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất.

Duy trì chính sách tỷ giá ổn định

Tỷ giá có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của nền kinh tế, là một công cụ quan trọng để hỗ trợ kiềm chế lạm phát nên việc điều hành chính sách tỷ giá phải được tiến hành theo từng giai đoạn. Trước mắt, nới lỏng dần biên độ dao động, tiến tới dở bỏ biên độ, không trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế, đồng thời chuyển hướng từ từ sang cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết bằng việc sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết thị trường tiền tệ.

Hỗ trợ các Ngân hàng thƣơng mại phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về mặt kỹ thuật như: tư vấn, thông tin công nghệ, tình hình và định hướng phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm bớt chi phí trung gian, chi phí khác liên quan đến quá trình tìm hiểu, lựa chọn công nghệ, qua đó đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa hệ thống thanh toán của các ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ nguồn vốn để đầu tư phát triển công nghệ dưới hình thức cho vay đầu tư phát triển công nghệ với lãi suất thấp hoặc tạo điều kiện hơn nữa cho các tổ chức tín dụng tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ trong giai đoạn 2010 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 82 - 83)