Thị phần thanh toán xuất khẩu của Vietcombank Cần Thơ trên địa bàn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ trong giai đoạn 2010 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 64 - 71)

CẦN THƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Là ngân hàng phục vụ dịch vụ thanh toán quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, VCB luôn dẫn đầu trong hoạt động thanh toán quốc tế nhiều năm qua. Với thương hiệu uy tín vững mạnh, VCB luôn là sự ưu tiên của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trên cơ sở vững mạnh về nhiều mặt, VCB Cần Thơ là ngân hàng chủ lực trong thanh toán xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ. Ngân hàng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn cho doanh nghiệp tránh các rủi ro trong thanh toán quốc tế, công nghệ hiện đại, thường xuyên được cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, thị phần thanh toán xuất khẩu của VCB Cần Thơ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố. Sau đây là doanh số thanh toán xuất khẩu của một số ngân hàng tiêu biểu trên địa bàn thành phố Cần Thơ:

Bảng 4.15 Doanh số thanh toán xuất khẩu của một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2013

(Đơn vị tính: nghìn USD) 2010 2011 2012 2013 VCB 251.437 229.080 218.093 239.292 EIB 151.452 142.982 65.989 47.098 BIDV 59.228 94.324 107.434 134.562 ACB 29.968 33.998 46.849 53.002 Các ngân hàng khác 255.224 527.451 615.913 741.781 Tổng 747.309 1.027.835 1.054.278 1.252.735

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Vietcombank, Eximbank, BIDV, ACB Cần Thơ)

Bảng 4.16 Doanh số thanh toán xuất khẩu của một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 6 tháng đầu năm giai đoạn từ 2012 đến 2014 (Đơn vị tính: nghìn USD) 6/2012 6/2013 6/2014 VCB 99.720 97.518 104.211 EIB 40.140 14.058 27.519 BIDV 45.794 58.410 76.082 ACB 26.184 12.315 33.671 Các ngân hàng khác 321.896 518.664 688.725 Tổng 533.734 700.965 930.208

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế Vietcombank, Eximbank, BIDV, ACB Cần Thơ)

Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng giá trị thanh toán xuất khẩu của Vietcombank Cần Thơ luôn dẫn đầu và chiếm tỷ trọng cao so với các ngân hàng thương mại khác. BIDV Cần Thơ là ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh và liên tục về doanh số thanh toán xuất khẩu trong những năm vừa qua, cụ thể là năm 2010 doanh số thanh toán xuất khẩu chỉ có 59.228 nghìn USD, nhưng đến hết năm 2013, con số này đã tăng lên 134.562 nghìn USD và theo số liệu mới nhất, 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thanh toán xuất khẩu của ngân hàng này đạt giá trị 76.082 nghìn USD, tăng thêm 30,26% so với cùng kỳ năm 2013. Eximbank Cần Thơ là ngân hàng có sự sụt giảm khá mạnh về doanh số thanh toán quốc tế. Năm 2010 thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng này đứng thứ hai toàn thành phố với doanh số 151.452 nghìn USD, là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với Vietcombank Cần Thơ. Tuy nhiên những năm liền sau đó liên tục ghi nhận sự sụt giảm doanh số đáng kể của ngân hàng này. Trong đó đợt sụt giảm nghiêm trọng nhất là vào năm 2012. Khi đó, doanh số chỉ đạt 65.989 nghìn USD, giảm đến 53,85% so với năm 2011. Đến hết năm 2013, doanh số thanh toán xuất khẩu của Eximbank Cần Thơ chỉ còn 47.098 nghìn USD, chưa đạt đến 1/3 doanh số của thời kỳ hoàng kim năm 2010. Từ năm

2010 đến nay, ACB có sự tăng trưởng nhẹ nhưng liên tục và vững chắc về doanh số thanh toán xuất khẩu. Tuy nhiên, những tháng đầu năm ghi nhận sự tăng trưởng không đều. Vào 6 tháng đầu năm 2013, doanh số chỉ đạt 12.315 nghìn USD, trong khi 6 tháng đầu năm 2012 lại đến 26.184 nghìn USD, tương đương giảm 52,97%. Nhưng đến đầu năm 2014, doanh số đã tăng trưởng trở lại, đạt 33.671 nghìn USD, tương đương tăng trưởng 273,41%. Gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên, Vietcombank còn phải đương đầu với việc chia sẻ thị phần do có nhiều ngân hàng thương mại mới xuất hiện nên trong những năm gần đây, doanh số thanh toán xuất khẩu của Vietcombank có sự giảm sút nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu thanh toán xuất khẩu của toàn thành phố Cần Thơ.

Hình 4.8 Thị phần thanh toán xuất khẩu của một số ngân hàng ở thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 đến năm 2013

Ta thấy rằng, giai đoạn năm 2010 đến năm 2013 có sự chuyển đổi về tỷ trọng của các ngân hàng trong cơ cấu thanh toán xuất khẩu của toàn thành phố. Nhìn chung thị phần của Vietcombank Cần Thơ đang có xu hướng giảm qua từng năm do sự xuất hiện và cạnh tranh của nhiều ngân hàng mới xuất hiện trên địa bàn thành phố, Vietcombank vẫn là ngân hàng đứng đầu chiếm tỷ trọng cao và chiếm thị phần nhiều nhất trên toàn thành phố.

Một trong những ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh về thị phần xuất khẩu là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (BIDV Cần Thơ). Đây là ngân hàng có sự tăng trưởng liên tục về thị phần thanh toán xuất khẩu từ năm 2010 cho đến nay. Để trở thành ngân hàng có thị phần thanh toán xuất khẩu đứng thứ hai trong thành phố thì BIDV đã không ngừng cố gắng mặc dù thanh toán xuất khẩu không phải là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu hay thế mạnh của ngân hàng này, nhưng ngân hàng đã có những chính sách hợp lý như: về mức biểu phí áp dụng cho thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng rất linh hoạt, các phương thức thanh toán đa dạng và hiệu quả, tỷ lệ tín dụng tài trợ xuất khẩu cao, đưa ra các gói cước cho vay hỗ trợ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các daonh nghiệp xuất nhập khẩu…Đó là lý do vì sao trong giai đoạn vừa qua, doanh số thanh toán xuất khẩu tại BIDV lại tăng nhanh và thị phần thanh toán xuất khẩu của ngân hàng này tại Cần Thơ tăng liên tục như vậy.

Một đối thủ đáng gườm của Vietcombank Cần Thơ từ năm 2010 đến 2011 là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (Eximbank Cần Thơ – EIB). Đây là đối thủ mạnh của Vietcombank là vì ngân hàng này chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, theo thống kê của sở công thương thành phố Cần Thơ, đây là ngân hàng nhiều lần đoạt giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” với hơn 80% khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, năm 2010 được Bank of New York trao tặng “Thanh toán xuyên suốt năm 2010”. Vì thế, năm 2010, thị phần của ngân hàng này chiếm 20,27%, đứng thứ hai toàn thành phố, tuy nhiên cuối năm 2010 đầu 2011 đã có sự sụt giảm về thanh toán xuất khẩu tại EIB, năm 2011 thị phần của ngân hàng chiếm 13,91%. Đến năm 2012, thị phần có sự giảm mạnh khi chỉ chiếm 6,26%. Đến hết năm 2013, Eximbank chỉ còn chiếm 3,76% tỷ trọng thanh toán xuất khẩu toàn thành phố Cần Thơ. Sự sụt giảm này là do khó khăn trong việc xuất khẩu mặt hàng thủy sản ra nước ngoài tại EIB, do nhiều ngân hàng khác ra đời nên EIB mất dần lượng khách hàng thân quen và chưa có chiến lược tốt thu hút lượng khách hàng tiềm năng của thành phố.

Trong khi đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ (ACB Cần Thơ), giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 ngân hàng này có

sự tăng trưởng liên tục về doanh số, tuy nhiên thị phần thì không tăng trưởng ổn định mà có sự tăng giảm xen lẫn nhau. Vào năm 2010, thị phần của ACB là 4,01%, sang năm 2011 có sự sụt giảm về thị phần chỉ với 3,31%. Vào năm 2012, thị phần tăng trở lại 4,44%, và đến hết năm 2013 ACB chiếm 4,23% trong tổng tỷ trọng thanh toán xuất khẩu toàn thành phố. ACB là ngân hàng có thế mạnh về kinh doanh vàng và ngoại hối, do một số nguyên nhân mà ACB chuyển dần sang thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán xuất khẩu, đó là lý do mà thanh toán xuất khẩu của ACB lại có thị phần khá thấp so với Vietcombank Cần Thơ. Tuy nhiên, với nhiều chính sách hỗ trợ, marketing hiệu quả, ACB Cần Thơ ngày càng thu hút sự quan tâm từ phía khách hàng, doanh số thanh toán xuất khẩu sẽ được cải thiện và kèm theo đó là sự tăng trưởng về thị phần thanh toán xuất khẩu trong cơ cấu thanh toán xuất khẩu của toàn thành phố.

Với sự tăng trưởng của các ngân hàng đối thủ đã hiện hữu như BIDV, ACB, EIB thì Vietcombank Cần Thơ còn gặp phải không ít khó khăn và không tránh khỏi việc chia sẽ thị phần trong cơ cấu của toàn thành phố. Một trong những nguyên nhân khiến thị phần của Vietcombank ngày càng giảm trong khi thị phần của một số ngân hàng lại đang dần dần tăng lên , các ngân hàng đối thủ có sự tăng trưởng và thu hút khách hàng đặc biệt các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là do áp dụng biểu phí linh hoạt, có mức phí ưu đãi hơn Vietcombank Cần Thơ, cụ thể ta cùng xem mức biểu phí thanh toán xuất khẩu của Vietcombank Cần Thơ so với EIB và ACB:

Bảng 4.17 Biểu phí chuyển tiền thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ

CHUYỂN TIỀN

VCB EIB ACB

Nhận chuyển đến

- Người hưởng tại VCB: miễn phí

- Người hưởng tại ngân hàng khác: 10 USD/món 0,05% giá trị Tối thiểu: 2 USD Tối đa: 100 USD Từ 2 USD – 50 USD tùy theo số tiền báo có

Thoái hối lệnh chuyển tiền

15 USD 10 USD 10 USD

Bảng 4.18 Biểu phí nhờ thu thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ NHỜ THU VCB EIB ACB Đăng ký/ mở giao dịch

10 USD 5 USD 8 USD

Thanh toán nhờ thu 0,2%/trị giá - Tối thiểu 20 USD - Tối đa 200 USD 0,15%/ trị giá - Tối thiểu 10 USD - Tối đa 200 USD 0,2% giá trị

- Tối thiểu 15 USD - Tối đa 200 USD

Sửa đổi, điều chỉnh chỉ thị nhờ thu

10 USD/ lần + điện phí

10 USD/lần 15 USD/lần (bao gồm điện phí)

Hủy bộ chứng từ nhờ thu theo yêu cầu

10 USD + phí phải trả ngân hàng nước ngoài 10 USD + phí phát sinh (nếu có)

15 USD (bao gồm điện phí) + phí phải trả ngân hàng nước ngoài (nếu có)

Tra soát nhờ thu theo yêu cầu

5 USD + điện phí 5 USD/ lần 10 USD/ lần (bao gồm điện phí)

Bảng 4.19 Biểu phí tín dụng chứng từ thanh toán quốc tế của một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

VCB EIB ACB

Thông báo L/C

Trực tiếp 20 USD 15 USD/LC 15 USD/LC

Qua 1 ngân hàng

25 USD 25 USD/LC 25 USD/LC

Qua 2 ngân hàng 20 USD 10 USD/LC + phí thông báo ngân hàng thứ nhất 10 USD/LC + phí thông báo ngân

hàng thứ nhất Thông báo

sửa đổi thư tín dụng

Trực tiếp 10 USD 5 USD 10 USD

Qua 1 ngân hàng 15 USD 20 USD Qua 2 ngân hàng 5 USD + phí NH thông báo thứ nhất 5 USD

Hủy L/C theo yêu cầu 20USD/lần 10 USD/lần 20 USD/lần (bao gồm điện phí) Thanh toán bộ chứng từ 0,15% giá trị

- Tối thiểu 20 USD - Tối đa 200 USD 0,15 % giá trị - Tối thiểu 10 USD - Tối đa 200 USD 0,2 % giá trị - Tối thiểu 20 USD

- Tối đa 200 - 500 USD (tùy thuộc trị giá bộ chứng từ) Phí kiểm tra bộ chừng từ 20 – 50 USD 10 – 50 USD 20 USD

Chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu 0,1% giá trị Tối thiểu 50 USD Tối đa 500 USD 20 – 30 USD 0,1% giá trị Tối thiểu 30 USD

Tối đa 200 USD

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ trong giai đoạn 2010 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)