Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ trong giai đoạn 2010 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 33 - 36)

nghiệp vụ

3.2.4.1 Sơ đồ tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Cần Thơ bao gồm: Ban lãnh đạo (bao gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc, 11 phòng nghiệp vụ và 5 phòng giao dịch.

- Giám đốc:

Tổ chức và điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, phạm vi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và cơ quản chủ quản cấp trên.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ cấp dưới. Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động của chi nhánh. Có quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Phó giám đốc:

Hỗ trợ Giám đốc điều hành một số hoạt động.

Tham gia với Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.

Giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.

3.2.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ

Phòng khách hàng:

-Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

-Thực hiện nghiệp vụ chủ yếu là cho vay (bao gồm quá trình thẩm định, ký kết hợp đồng, đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng).

-Thực hiện một số nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế như theo dõi các khoản tiền về đơn vị nhập khẩu để thu nợ.

-Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phòng khách hàng thể nhân:

Phòng được thành lập với mục tiêu từng bước tiến vào lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, trở thành đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mới quan hệ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng là các cá nhân trong việc tiếp cận với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.

Phòng kế toán:

Tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính. Và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính như:

-Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. -Chi lương.

-Kế toán các khoản thu chi hằng ngày.

-Thực hiện các bút toán chuyển tiền giữa ngân hàng với khách hàng, và giữa ngân hàng với các ngân hàng khác.

-Thực hiện các báo cáo định kỳ và các báo cáo thường niên.

Phòng kinh doanh dịch vụ:

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cá nhân: -Huy động vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ -Mở tài khoản.

-Phát hành và thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế. -Chi kiều hối, séc du lịch.

-Chuyển tiền nhanh cho các cá nhân trong và ngoài nước.

Phòng thanh toán quốc tế:

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhập khẩu với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán tín dụng, chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền... với các công cụ chủ yếu:

-Thanh toán tiền hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam với các công ty doanh nghiệp nước ngoài.

-Phát hành và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng. -Chiết khấu bộ chứng từ cho các đơn vị xuất khẩu

-Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, bảo lãnh, nhờ thu... theo yêu cầu của khách hàng.

-Tư vấn cho khách hàng về lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Phòng vốn:

-Theo dõi, thường xuyên bám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày của toàn chi nhánh.

-Thực hiện chương trình lãi suất bình quân để biết chênh lệch giá vốn đầu ra và đầu vào.

-Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng để trực tiếp điều chuyển vốn, lập điện điều chuyển vốn và thực hiện vay.

-Phòng còn thực hiện kế hoạch vốn, kinh doanh ngoại tệ.

Phòng quản lý nợ:

-Quản lý hồ sơ tín dụng, hỗ trợ cán bộ Phòng khách hàng trong việc theo dõi các khoản cho vay.

-Thống kê, tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Phòng tổ chức hành chính nhân sự:

-Tổ chức sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban.

-Tham mưu cho ban lãnh đạo công tác tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến cán bộ, công nhân viên.

-Tạo điều kiện cho các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình như: bố trí nhân lực, trang bị cho các phòng, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên...

-Tổ chức điều chỉnh tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí.

Phòng ngân quỹ:

Là nơi thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị khi có nhu cầu và có xác nhận của Phòng kế toán hay Phòng kinh doanh dịch vụ.

Phòng vi tính:

Thực hiện việc quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được thực hiện một cách thông suốt thông qua hệ thống máy tính nội bộ.

Phòng kiểm tra giám sát tuân thủ:

-Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng ban trong việc thực hiện các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Vietcombank Trung ương.

-Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, tín dụng ngân hàng, thanh toán ngoại hối.

-Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Vietcombank Trung ương hoặc các đoàn thanh tra cùng cấp để kiểm tra chéo cho ngân hàng bạn khi phát sinh yêu cầu.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ trong giai đoạn 2010 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)