của Vietcombank Cần Thơ rất giống với xu hướng biến động của tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt tỷ trọng thấp nhất, chỉ chiếm 21,52% trên toàn lãnh thổ Cần Thơ, giảm 11,78% so với năm 2010 đầu giai đoạn.
4.1.3 Hoạt động thanh toán quốc tế phân theo từng phƣơng thức thanh toán thanh toán
Thanh toán quốc tế tại Vietcombank Cần Thơ qua 3 phương thức: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Hoạt động thanh toán quốc tế trong những năm vừa qua có nhiều chuyển biến, có sự chuyển đổi trong cơ cấu giữa ba phương thức thanh toán và sự tăng giảm về giá trị cũng biến đổi không ngừng.
Bảng 4.5: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo từng phương thức thanh toán tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2013
(Đơn vị tính: nghìn USD) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Chuyển tiền 165.341 185.252 193.693 212.347 Nhờ thu 60.559 54.992 62.945 79.029 L/C 149.668 119.917 73.974 62.709 Tổng 375.568 360.161 330.612 354.085
Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ
Bảng 4.6: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo từng phương thức thanh toán tại Vietcombank Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2012 – 2014 (Đơn vị tính: nghìn USD) Chỉ tiêu 6/2012 6/2013 6/2014 Chuyển tiền 91.036 93.385 106.203 Nhờ thu 29.270 30.041 37.945 L/C 35.508 26.309 25.893 Tổng 155.814 149.735 170.041
Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Cần Thơ
Nhìn chung, tình hình thanh toán quốc tế theo từng phương thức có sự biến động qua các năm. Điểm đặc biệt là doanh số tổng các phương thức giảm dần từ giai đoạn 2010 đến năm 2011 nhưng đã tăng trưởng trở lại kể từ năm 2012 cho đến hiện nay, điều này phụ thuộc vào sự tăng lên đáng kể về giá trị của phương thức nhờ thu và chuyển tiền. Trong khi đó, thanh toán theo
phương thức L/C giảm mạnh liên tục qua các năm. Đặc biệt, phương thức thanh toán này giảm mạnh nhất vào năm 2012, giảm đến 45.943 nghìn USD so với năm 2011 (giảm 38,31%), trong khi đó, tổng thu từ 3 phương thức chỉ giảm 8,2% so với 2011. Và doanh số của phương thức L/C vẫn tiếp tục giảm cho đến 6 tháng đầu năm 2014.
Về phương thức chuyển tiền:
Ta có thể thấy rằng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2014, giá trị thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức chuyển tiền tăng liên tục. Trong đó đợt tăng mạnh nhất là vào năm 2011, giá trị thanh toán từ phương thức này tăng 19.911 nghìn USD (tăng 12,04%) so với năm 2010. Và xu hướng này vẫn còn tiếp diễn đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số tăng thêm 12.818 nghìn USD, tương đương tăng 13,73% so với cùng kì năm trước.
Về phương thức nhờ thu:
Giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình thanh toán theo phương thức nhờ thu hầu như đều tăng qua các năm. Chỉ duy nhất vào năm 2011, giá trị thanh toán bằng phương thức này giảm 5.567 nghìn USD, tương đương giảm 9,19% so với năm 2010. Năm 2012, tình hình đã có sự chuyển biến đáng mừng khi tổng giá trị năm này lên đến 62.945 nghìn USD, tăng 7.953 nghìn USD (tăng 14,46%) so với năm 2011. Giá trị vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2013 khi giá trị này đạt 79.029 nghìn USD, tăng 16.084 nghìn USD, tương đương tăng 25,55%. Và 6 tháng đầu năm 2014, doanh số này đạt giá trị 37.945 nghìn USD, tăng 7904 nghìn USD, tương đương tăng 26,31%. Sự tăng trưởng này là do sự sụt giảm trong phương thức thanh toán bằng L/C và khách hàng đã dần chuyển sang phương thức nhờ thu để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Về phương thức tín dụng chứng từ:
Nhìn chung qua các năm, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ liên tục giảm. Trong đó giảm mạnh nhất là vào năm 2012, so với năm 2011, doanh số giảm 45.943 nghìn USD tương đương giảm 38,31%. Doanh số này lại tiếp tục giảm cho đến 6 tháng đầu năm 2014, khi chỉ đạt 25.893 nghìn USD, giảm 416 nghìn USD, so với 26.309 nghìn USD của cùng kỳ năm 2013. Nguyên do của tình trạng này là do các doanh nghiệp đã có mối quan hệ làm ăn ổn định, có sự tin tưởng lẫn nhau, từ đó phương thức tín dụng chứng từ rườm rà, tốn nhiều tiền và thời gian đã không còn phù hợp, thay vào đó khách hàng đã dần chuyển sang các phương thức nhờ thu hoặc chuyển tiền để bớt tốn kém và rút ngắn thời gian giao dịch.