Chịu sự tác động của chính sách tiền tệ Mỹ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 33)

Đồng đôla là đồng tiền chung thế giới, bởi vậy khi có sự biến động sẽ làm ảnh hưởng tới đồng tiền của các nước và ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Điều đó lý giải vì sao thế giới luôn quan tâm đến chính sách tiền tệ và sự can thiệp của chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào thị trường tài chính nhất là sự điều chỉnh giá trị đồng USD. Trong thời gian qua, từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007đến nay Cục Dữ trữ Liên bang FED vẫn có các chính sách và động thái can thiệp điều chính giá trị đồng USD nhằm cứu vãn và phục hồi nền kinh tế. Mọi quyết định của FED đều có tác động tới nền kinh tế thế giới và tới kinh tế Việt Nam nhất là tỷ giá hối đoái của VNĐ. Cụ thể là từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007, để cứu các công ty tài chính đang gặp khó khăn,Chính phủ Mỹ bơm tiền cứu trợ làm tăng cung tiền ra thị trường. FED thực hiện chính sách “nới lỏng định lượng” (viết tắt là QE-Quantitative Easing), và quyết định chi 600 tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ đã làm cho lượng USD lưu thông trong thị trường tăng lên. Ngoài ra FED còn hạ lãi suất vay ngắn hạn, dài hạn nhất làm năm 2007 và 2008 lãi suất hạ thấp, lãi suất còn tiếp tục giữ ở mức thấp trong những năm tới. Những điều trên FED thực hiện nhằm mục đích hạ giá đồng USD và giữ đồng đôla là đồng tiền yếu để kích thích sản xuất xuất khẩu , khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng. Chính sách này đã làm tăng lạm phát của nhiều quốc gia nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và EU. Ngoài ra nó còn tác động tới kinh tế Việt Nam ở một số khía cạnh sau:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w