Kinh nghiệm của các nước Mỹ Latinh

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 55 - 59)

b. Những ảnh hưởng tiêu cực

3.1.2.3 Kinh nghiệm của các nước Mỹ Latinh

Để đưa ra được những giải pháp hữu hiệu chống đôla hóa tại Việt Nam, chúng ta cùng xem xét những bài học kinh nghiệm tại về chống đôla hóa tại các quốc gia Mỹ La tinh.

Biểu đồ 11: Tình trạng đô la hóa tại các nước Mỹ La tinh

Các quốc gia Mỹ La tinh là một trong nhóm những quốc gia có tỉ lệ đôla hóa cao nhất thế giới. Trong khi sự lan rộng quá trình đôla hóa diễn ra tại nhiều quốc gia trong khu vực, thì đa số các trường hợp có tỉ lệ lượng tiền gửi bằng ngoại tệ trên tổng lượng tiền đạt khoảng 30% vào cuối năm 2009, thậm chí còn cao hơn. Tuy nhiên, các nước này không phải là các quốc gia duy nhất diễn ra đôla hóa, những quốc gia mới nổi, chẳng hạn những nước thuộc Liên Xô cũ và những quốc gia nằm ở Đông Nam châu Âu cũng có tỉ lệ đôla hóa cao, vào khoảng 30-70%.

Tuy nhiên, một số nước Mỹ La tinh đã đạt được việc giảm một lượng đáng kể tình trạng đôla hóa trong 10 năm qua, đặc biệt là các nước có tỉ lệ đôla hóa rất cao năm

ngoại tệ giảm tương ứng từ 93% còn 53%, 66% còn 38%, 76% còn 56%. Tuy xu hướng giảm này diễn ra chậm lại trong những năm gần đây, do sự gián đoạn liên quan tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức độ đôla hóa ở những nước này vẫn duy trì mức thấp hơn mức độ đôla hóa phổ biến năm 2001. Xu hướng chống đôla hóa đại diện cho sự ưu tiên bảo vệ đồng tiền quốc gia, việc này có thể dẫn tới việc cải thiện sự tin tưởng ở người dân, nhờ có việc kiểm soát mức lạm phát cao và việc thực hiện những chính sách kinh tế và tài chính mạnh mẽ hơn.

Đôla hóa không giảm đều đặn ở tất cả các nước Mỹ La tinh. Tại Chi lê và Mexico, đôla hóa vẫn duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định. Tại Ac-hen-ti-na, đôla hóa giảm xuống gần mức không khi áp dụng chính sách về tiền gửi: “chuyển đổi đồng peso” vào đầu thập kỉ, nhưng sau đó lại tăng lên. Tại một số quốc gia Trung Mỹ, đôla hóa cho thấy sự biến động nhiều hơn trong một thập kỷ mà không có xu hướng rõ ràng.

 Kinh nghiệm của Chi-lê cho thấy việc chỉ số hóa được đưa ra để tránh việc đôla hóa có thể vẫn tiếp tục dai dẳng, thậm chí sau khi sự ổn định trong nền kinh tế vĩ mô được thiết lập. Mặc dù việc áp dụng tiêu chuẩn hóa đã có từ những năm 60 của thế kỉ 20, nhưng vào thập kỉ cuối của thế kỉ 20, Chi-lê mới thực sự thành công trong việc ổn định nền kinh tế, tự do hóa tài chính và đã dần gỡ bỏ được sự kiểm soát việc chuyển dịch vốn ra nước ngoài. Chính phủ vẫn tiếp tục đảm trách kế hoạch chuyển dịch khoản nợ từ bị phụ thuộc vào đồng ngoại tệ sang bị phụ thuộc vào chỉ số giá. Mặc dù Chi-lê đã thông qua mục tiêu về lạm phát và cho phép đồng peso được thả nổi tự do vào năm 1999, việc chỉ số hóa vẫn tiếp tục được triển khai. Nó đã giảm một cách cơ bản bằng cách điều chỉnh lãi suất cố định danh nghĩa thay thế cho lãi suất thực tế đã điều chỉnh. Nhờ đó, lượng tiền gửi bằng đồng peso năm 2010 đã tăng và đạt 90% tổng khối lượng tiền gửi.

 Rút kinh nghiệm từ thất bại của các nước châu Mỹ Latinh như Brazil, Achentina, Mexico... vì áp dụng biện pháp cho gửi tiền bằng tiền đô nhưng khi nhận tiền, rút tiền ra khỏi ngân hàng thì phải rút tiền bằng tiền nội tệ. Cách làm này, thoạt đầu sẽ có kết quả nhất định nhưng sau đó người dân đã không mang đôla gửi vào ngân hàng mà thay vào đó mang gửi ra nước ngoài. Việc này đã làm cho chu kỳ thứ hai trong quá trình chống đôla hóa của các nước như Mexico, Brazil, Achentina... đã thất bại. Vì vậy, thay vì áp dụng những biện pháp mang tính chất hành chính, Chính phủ Việt Nam nên áp dụng những biện pháp mang tính luật hóa.

Kết luận:

+ Quá trình chống đôla hóa đòi hỏi sự ổn định trong nền kinh tế vĩ mô và việc thi hành các chính sách bổ sung. Chống đôla hóa đòi hỏi việc dự trữ một lượng tiền phù hợp. Lạm phát thấp và ổn định có xu hướng làm tăng lòng tin đối với đồng tiền trong nước và ngăn chặn việc duy trì quyền lực trong mua bán thông qua việc nắm giữ ngoại tệ không cần thiết, trong khi việc chống đôla hóa có thể đạt được trong điều kiện áp dụng tỉ giá hối đoái cố định, việc sắp xếp tỉ giá hối đoái thay đổi có vẻ có lợi hơn. Chính sách tỉ giá hối đoái cho phép tỉ giá hối đoái diễn ra theo hai chiều hướng, điều này dẫn tới chướng ngại cho việc chống đôla hóa về mặt tài chính thông qua việc miêu tả nguy cơ trong tỷ giá hối đoái rõ ràng hơn.

+ Những chính sách và các biện pháp cụ thể cần thiết được đưa ra nhằm chấm dứt sự dai dẳng trong đôla hóa. Nó có thể chấm dứt những hành vi bấu víu vào thị trường của những người tham gia bằng cách làm tăng sự hấp dẫn của đồng nội tệ. Quản lý khả năng thanh toán diễn ra dễ dàng hơn có thể làm giảm tính bất ổn của lãi suất trong nước, trong khi quản lí nợ công có thể tạo điều kiện tiết kiệm được một lượng nội tệ đáng kể. Những chính sách về tài chính, các quy định khôn ngoan cùng với sự giám sát hiệu quả trong lĩnh vực tài chính tạo điều kiện nội bộ hóa hoạt động trao đổi ngoại thương, đồng thời những biện pháp hành chính có thể đảm bảo

rằng đồng nội tệ luôn được định giá và đảm bảo chất lượng phù hợp cho hoạt động thanh toán trong nước. Những quy định và sự thực thi việc giao dịch bằng đồng ngoại tệ có thể được thay đổi nhằm tránh sự phát triển chệch hướng của đồng ngoại tệ. Trong những trường hợp cụ thể, cần thiết phải thi hành các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng đồng nội tệ đi cùng với chính sách bình ổn nền kinh tế. + Những số liệu được cung cấp giúp cho cuộc tranh luận được rõ ràng hơn. Trong khi việc đo lường tính hiệu quả trong việc thực thi các chính sách chống đôla hóa là một thách thức, bởi không một trường hợp đơn lẻ nào của các chính sách tác động đơn lẻ tới việc chống đôla hóa, sự phân tích sẽ đưa ra những căn cứ thuyết phục. Nó sẽ cung cấp những bằng chứng về tính bất ổn của tỉ giá hối đoái và lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến đôla hóa. Nó cũng cho thấy những quy định phù hợp (có liên quan đến việc kiểm soát vốn đầu tư) có ảnh hưởng tới cả tài sản và nguồn tiền nợ khi đôla hóa. Tuy nhiên, nó chỉ có tác động trong thời gian ngắn như là các thành viên tham gia thị trường tìm thấy phương cách nhằm bao vây chúng, điều này đòi hỏi có sự điều chỉnh trong những quy định trên.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w