b. Những ảnh hưởng tiêu cực
3.1.2.5 Kết luận rút ra từ nghiên cứu thực trạng đôla hóa của Việt Nam
Tình hình lạm phát ra tăng cộng hưởng với tình trạng đôla hoá khiến cho quá trình khôi phục nền kinh tế trở lên khó khăn hơn. Vai trò của NHNN Việt Nam trong việc kìm chế lạm phát cũng theo đó mà giảm sút. Bởi vì NHNN chỉ tác động lên đồng nội tệ mà không thể tác động lên các đồng ngoại tệ khác. Chính vì vậy tình trạng khó kìm chế lạm phát sẽ xảy ra.
Hơn nữa, tình trạng đôla hoá sẽ khiến cho nền kinh tế của chúng ta bị mất tính độc lập. Kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới đặc biệt là nước Mỹ. Nếu kinh tế thế giới hoặc kinh tế Mỹ bất ổn thì nền kinh tế nước ta cùng các nước bị đôla hoá sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn những nước khác. Hay nói cách khác là nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Mỹ.
Tình trạng đôla hoá dẫn đến nhu cầu nội tệ không ổn định khiến cho NHTW không phán đoán được chính xác lượng tiền đồng cần phải cung ứng. Bất kì tình trạng thiếu hay thừa đồng nội tệ đều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ nền kinh
tế. Đặc biệt khi 1 nền kinh tế bị đôla hoá toàn phần thì các chức năng của các NHTW sẽ không còn.
Tuy nhiên, đôla hóa là tình trạng khó tránh khỏi đối với những nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và từng bước hội nhập như Việt Nam. Việc xóa bỏ đôla hóa không phải là xóa bỏ hoàn toàn và phủ định tất cả, vì giống như lạm phát, phải duy trì ở một mức độ phù hợp và ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta phải chấp nhận sự hiện diện của đôla hóa trên cơ sở kiềm chế, khai thác mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực.
Trước tình hình đôla hoá hiện nay của Việt Nam, Chính phủ đã có biện pháp để ngăn chặn hiện tượng trên như buộc tăng lượng dự trữ tiền đồng tại các ngân hàng. Một số ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ thoát được tình trạng đôla hoá trong vòng 6 đến 9 tháng tới. Tuy nhiên từ kinh nghiệm của những nước đã thành công trong quá trình giảm đôla hoá thì không có phương pháp nào hiệu quả ngay tức thì. Muốn giảm tình trạng đôla hoá một cách triệt để ta không thể có những giải pháp cấp tốc để rút ngắn con đường. Ta phải có những biện pháp dài hơi như giảm thiểu tình trạng lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, lấy lại lòng tin của người dân vào đồng nội tệ.