Tuân thủ nguyên tắc “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu VNĐ”

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 73 - 77)

b. Những ảnh hưởng tiêu cực

3.7 Tuân thủ nguyên tắc “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu VNĐ”

Cần thực hiện nghiêm túc và mạnh tay việc quản lý. xử phạt hành vi buôn bán, lưu thông ngoại tệ bất hợp pháp. Muốn vậy cần có các quy định về việc sử dụng ngoại tệ của cá nhân như sau :

 Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Nam, bao gồm tiền mặt hay chuyển khoản cũng không được phép, trừ duy nhất trường hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước cho phép tiếp tục thu ngoại tệ.

 Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như kiều hối, tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động...bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Việc này chỉ thực hiện bằng tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng VNĐ.

 Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại NHTM chỉ rút ra bằng tiền mặt ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa đi nước ngoài chi tiêu.

 Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp hạn chế mức tối đa việc lưu thông và sử dụng USD, niêm yết giá bằng USD trên thị trường.

 Xóa bỏ hiện trạng " đa sở hữu ngoại tệ ". Đối với tất cả ngoại tệ, các chủ thể vẫn có quyền sở hữu giá trị ngoại tệ, nhưng quyền dự trữ và sử dụng ngoại tệ phải tập trung vào NHNN Việt Nam và các tố chức được NHNN cho phép.

 Không thể thiếu vai trò của người dân trong công tác chống đôla hóa, mỗi người dân nên có ý thức hạn chế sử dụng USD trong các hoạt động thanh toán cho chi tiêu và sử dụng dịch vụ. Không tiếp tay cho các hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ gây nhiễu loạn thị trường ngoại hối, luôn thực hiện theo khẩu hiệu " Yêu Tổ quốc là yêu VNĐ ".

Nói tóm lại, quá trình kiềm chế đôla hóa thành công là một tiền đề cần thiết cho Việt Nam có một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Với sư mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới và sự tự do hóa giao dịch tài khoản vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hóa là việc làm rất khó khăn. Muốn làm được cần phải có thời gian và quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực do lợi ích của hiện tượng đôla hóa mang lại không bị xóa bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới. còn những mặt tiêu cực thì cần phải được đẩy lùi và xoá bỏ.

Đôla hóa tạo ra tâm lý hai đồng tiền trong một nền kinh tế, nhưng ở khía cạnh khác nó giúp tăng cung ngoại tệ, giảm áp lực lạm phát hoặc làm chỗ dựa cho nền kinh tế khi đồng bản tệ quá suy yếu. Hơn nữa với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam khi bước vào hội nhập nền kinh tế thế giới thì đôla hóa là điều khó thể tránh khỏi.

KẾT LUẬN

Trên đây là bài trình bày về những khía cạnh của hiện tượng đôla hóa. Từ thực trạng của đôla hóa tại Việt Nam, những tác động không hề nhỏ của đôla hóa đến nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây, nhóm chúng em đã đưa ra những giải pháp được rút ra từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và của Nhà nước Việt Nam về việc chống đôla hóa dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của ThS. Nguyễn Quang Huy. Từ những nghiên cứu trên, có thể nhận thấy Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp hạn chế đôla hóa cả trước mắt và lâu dài, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Có rất nhiều biện pháp được đưa ra, nhưng tựu chung lại, quan trọng nhất là lấy lại lòng tin của người dân vào VNĐ.Đây không phải là vấn đề một sớm một chiều, mà cần một quá trình lâu dài. Và để làm được điều đó, các cơ quan Nhà nước cũng như các cấp các ngành cần thực hiện một cách kiên quyết, có hiệu quả các biện pháp trên. Hi vọng rằng, những nghiên cứu trên đây có thể giúp ích phần nào cho việc hạn chế tình trạng đôla hóa tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w