Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 54 - 55)

b. Những ảnh hưởng tiêu cực

3.1.2.2Kinh nghiệm của Trung Quốc

Đôla hóa ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc vào những năm 90 của thế kỉ XX, trong thời gian này nền kinh tế đất nước đông dân nhất thế giới này đang trong thời kì phát triển mạnh. Để chống lại và ngăn chặn hiện tượng đôla hóa, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, quy định rõ và quản lý chặt chẽ luồng ngoại hối ra và vào thị trường trong nước. Mục đích của chính sách là nhằm đảm bảo cung cầu ngoại tệ trong nước thông suốt và tập trung được ngoại tệ về nhà nước hay về các ngân hàng để dẽ quản lý.

- Từ năm 1994-1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc, theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền. Nhờ biện pháp mạnh tay này mà dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng mạnh.

- Trong giai đoạn 1994-2002, các NHTM Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ nhằm giảm bớt hiện tượng đôla hoá.

- Đến nay 2007, khi dự trữ ngoại hối lên mức hơn 1.500 tỷ USD, Chính phủ mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ.

- Bên cạnh việc tăng dự trữ USD, việc chủ động trong điều hành tỷ giá cũng là một trong những biện pháp hàng đầu được các nhà điều hành sử dụng.

 Trong 3 năm từ 1991-1993, Trung Quốc thực hiện chính sách thả nổi, làm cho giai đoạn này tỷ giá trao đổi của đồng NDT thường xuyên dao động và thông qua tương tác trong cung cầu thị trường cùng với sự giảm dần về kiểm soát ngoại hối làm cho tỷ giá được điều chỉnh tương đối sát với biến đổi thị trường, tỷ giá danh

nghĩa giữa đồng NDT và USD tương đối ổn định ở mức 5,2 – 5,8 NDT/USD. Điều này giúp tăng xuất khẩu và tăng tỷ lệ tăng trưởng của đất nước này. Đồng thời không tạo ra sự chênh lệch tỷ giá với thị trường tự do nên người dân sẽ mang USD đến giao dịch tại ngân hàng nhiều hơn là thị trường tự do.

 Giai đoạn 1994-1997, Trung Quốc phá giá đồng NDT đồng thời ban hành hàng loạt các biện pháp hỗ trợ và quản lý ngoại hối như : thực hiện chế độ ngân hàng kết hối , xóa bỏ sự găm giữ ngoại tệ và tăng giá ngoại hối của các công ty , xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng, cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái...Cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của NHTW Trung Quốc, Trung Quốc yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ Trung Quốc yêu cầu nộp 100% ngoại tệ thu được. Nhờ vào sự cạn thiệp cứng rắn này, Trung Quốc đã thu lại được nhiều lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu mà vẫn có thế kiểm soát tốt luồng ngoại tệ lưu thông cũng như dự trữ trong cả ngắn hạn và dài hạn.

 Giai đoạn 1997- nay, thực hiện chính sách tỷ giá duy trì ổn định để thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu và hạn chế ảnh hưởng tự bên ngoài. Và hạn chế ảnh hưởng của đồng USD đến đồng NDT.

 Kết quả đạt được là từ một nước có hiện tượng đôla hóa ,Trung Quốc đã giảm dần hiện tượng này trong nền kinh tế. Hiện nay tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ FCD/M2 tại đất nước này chỉ dừng lại ở 1 con số ( theo số liệu của IMF thì FCD/ M2 của Trung Quốc là 9 )

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 54 - 55)