Mục tiêu và quan điểm chống đôla hóa nền kinh tế của Nhà nước

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 50 - 52)

b. Những ảnh hưởng tiêu cực

3.1.1Mục tiêu và quan điểm chống đôla hóa nền kinh tế của Nhà nước

Đôla hoá là tình trạng khó tránh khỏi đối với các nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế như Việt Nam.Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch... không thể một sớm một chiều xoá bỏ hay giảm triệt để được.

Mục tiêu của Chính phủ trong vấn đề chống đôla hóa, trích dẫn Quyết định 98/2007/QĐ-TTG (Thủ tướng Chính phủ đã ký ngày 04/07/2007 )

Nâng cao tính chuyển đổi và vị thế của VNĐ

Thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của VNĐ ở trong nước, tạo cơ sở để nâng cao tính chuyển đổi quốc tế của VNĐ trong tương lai, với các mục tiêu cụ thể là:

- Tự do hoá hoàn toàn giao dịch vãng lai, bước đầu xây dựng cơ chế để VNĐ tham gia thanh toán xuất nhập khẩu.

- Tiếp tục tự do hoá có lựa chọn các giao dịch vốn. Bước đầu cho VNĐ tham gia quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.

Khắc phục tình trạng đôla hóa theo từng bước từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới và phát triển của đất nước tình trạng đô la hóa.

Do tình trạng đôla hóa chưa thể khắc phục triệt để ngay trong thời gian ngắn, hơn nữa, trong giai đoạn này, đôla hóa cũng còn phát huy được một số mặt tích cực của nó nên sẽ khắc phục từng bước hiện tượng đôla hóa, cụ thể là:

- Nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại hối. Thu hẹp tiến tới xoá bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trái phép.

- Xoá bỏ chế độ thanh toán bằng ngoại tệ trong nước.

- Có biện pháp thu hút số ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng. - Xoá bỏ các chính sách gây tâm lý đôla hoá.

Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) trong phần đề cập những chủ trương chính sách lớn, riêng trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng một lần nữa khẳng định yêu cầu "Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng tiền Việt Nam".

Quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ và NHTW trong vấn đề đôla hoá là rất rõ ràng:

+ Xoá bỏ đôla hoá trong nền kinh tế - xã hội, nước ta phải được thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nước. + Phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật

+ Điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau, để nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ.

+ Không thể xử lý theo quan điểm xoá bỏ sạch trơn, phủ định tất cả.

Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội: Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh

tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho các ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.

Tóm lại theo Nghị quyết IV thì chống đôla hóa có các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Thứ hai, Điều chỉnh lại chính sách tỷ giá.

Thứ ba, Quản lý thị trường ngoại hối.

Thứ tư, Thay đổi cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Thứ năm, Quản lý luồng ngoại tệ chảy vào nền kinh tế.

Thứ sáu, Tăng cường hội nhập và niềm tin vào VNĐ.

Thứ bảy, Tuân thủ nguyên tắc “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu VNĐ”.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 50 - 52)