Quản lý luồng ngoại tệ chảy vào nền kinh tế

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 71 - 73)

b. Những ảnh hưởng tiêu cực

3.5 Quản lý luồng ngoại tệ chảy vào nền kinh tế

 Kiểm soát chặt hơn nữa các nguồn ngoại tệ chảy vào Việt Nam. đặc biệt là ODA, FDI, FII..., nó không chỉ làm tăng cung ngoại tệ, gây ảnh hưởng đến sự ổn định thị trường ngoại hối, là tác nhân gây nên quá trình đôla hóa mà còn ảnh hưởng đến môi trường, an sinh xã hội…

 Đồng thời với việc kiểm soát chặt hơn nguồn ngoại tệ vào Việt Nam, chúng ta cũng cần tăng cường quản lý nợ nước ngoài. Phải minh bạch trong công tác quản lý và sử dụng, đặc biệt là các khoản vay hỗ trợ với lãi suất thấp và thời gian dài. Theo các số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2011, nợ nước ngoài của Việt Nam ước tính khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng (khoảng 50 tỷ USD), bằng 41,5% GDP năm 2011. Tỷ lệ này vẫn nằm trong phạm vi giới hạn an toàn theo Nghị quyết của Quốc hội (kiểm soát dư nợ công đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP). Cụ thể, vay ODA chiếm 75% tổng số nợ, điển hình là khoản vay của Ngân hàng Thế giới có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất là 0,75% một năm. Khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn với lãi suất 1% một năm. Các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và lãi suất khoảng từ 1-2% một năm.

Tuy theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không thuộc các nước có gánh nặng

trong việc sử dụng các khoản vay này do đầu tư dàn trải, không đồng bộ, dẫn đến việc nhiều dự án phải bỏ dở giữa chừng, đây chính là những nguồn vốn lớn nhưng lại bị quản lý lỏng lẻo, do đó tạo nên một lượng cung ngoại tệ lớn đi vào nền kinh tế mà không được sử dụng hiệu quả.

 Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân. Theo một số thông tin không chính thức, Việt Nam vào năm 2010 có khoảng 5 tỷ USD nằm trong dân, không được đưa vào lưu thông. Điều này xảy ra là vì từ lâu tích trữ vàng và USD đã là một thói quen của người dân Việt Nam. Thói quen này càng trở nên thịnh hành khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, nguy cơ mất giá tiền đồng tăng, các kênh đầu tư như bất động sản hay chứng khoán gặp nhiều khó khăn. Nhiều người hiện vẫn mang nặng tâm lý: tích trữ vàng và USD là một sự trú ẩn an toàn, tuy nhiên suy nghĩ này đã tạo ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế khi mà tiền an toàn nhưng mà không sinh lời, một lượng lớn vốn bị “đóng băng”, gây ra sự lãng phí trong một đất nước đang phát triển, cần nhiều vốn như Việt Nam, đồng thời đó là nguy cơ tiềm tàng trong việc hạn chế đôla hóa.. Do vậy cần tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân. Cụ thể là:

Thúc đẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh thực sự giữa các thành phần kinh tế trong cả sản xuất, thương mại, dịch vụ và kể cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Mở rộng các dự án đầu tư của Chính phủ: dầu khí, cầu đường, điện lực khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.

Phát triển các công cụ tài chính như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, đa dạng hóa các danh mục đầu tư trong nước. Thay cho dự kiến phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế, bằng việc mở rộng phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong

Yêu cầu các tập đoàn lớn, doanh nghiệp bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì nguồn ngoại tệ mà các doanh nghiệp đang sở hữu được tạo nên từ những tài nguyên của đất nước. Trong khi thị trường bất ổn, hành động chia sẻ khó khăn với Chính phủ là việc nên làm và phải làm.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 71 - 73)

w