b. Những ảnh hưởng tiêu cực
2.5 Các giải pháp chống đôla hóa nền kinh tế của Việt Nam thời gian vừa qua
qua
Không ai có thể phủ nhận hiện tượng đô la hóa đang hiện hữu và lớn dần lên trong nền kinh tế nước ta và nhất là trong thời kì hội nhập mở của ngày nay, những tác động và ảnh hưởng của nó tới kinh tế tiêu cực nhiều hơn tích cực. Nhận thấy hiện tượng đôla hóa gây nhiều tác động tiêu cực tới nền kinh tế và nhất là với đồng tiền bản tệ. Chính phủ và hệ thống ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn
09/01/2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Nghị quyết nhấn mạnh, năm 2011 là năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011- 2020, vì vậy việc thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2011 có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.
Chính phủ đã cụ thể hóa các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được thông quan tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII thành một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu. Trong đó, phấn đấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7 - 7,5% so với năm 2010; chỉ số tăng giá tiêu dùng tăng không quá 7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với năm 2010, nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu; bội chi ngân sách nhà nước ở mức khoảng 5,3% GDP. Các biện pháp cụ thể được đề cập trong Nghị định được tóm lược như sau:
Thứ nhất, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cụ thể là phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định thị trường; kiểm soát nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; duy trì bảo đảm ổn định hệ thống tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; tăng cường kỷ luật tài chính, phấn đấu giảm bội chi ngân sách, bảo đảm dư nợ Chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn.
Thứ hai, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt chú ý phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng; đẩy mạnh cải cách nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ ba, triển khai quy hoạch, tiếp tục nâng cao chất lượng nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2011 - 2020.
Sau Nghị định 02, chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 11/ NĐ-CP ban hành ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay. Trong đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng và điều chính giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo. Cả hai nghị định trên đều hướng vào ổn định tình hình kinh tế và các vấn đề mang tính vĩ mô. Qua đó có thể hạn chế tình trạng đôla hóa hiện nay.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 5 nhóm giải pháp xem xét triển khai trong thời gian tới:
Thứ nhất, cần thực hiện các biện pháp vĩ mô để tăng dự trữ đôla Mỹ (USD); chủ động trong điều hành tỷ giá, tránh tăng tỷ giá quá mạnh gây kích thích tâm lý dự trữ USD; thực hiện đa dạng hóa ngoại tệ, tránh phụ thuộc vào USD; tiến tới mua bán ngoại tệ theo nhu cầu của người dân, sớm có chủ trương bán ngoại tệ cho người dân có nhu cầu chính đáng như du học, chữa bệnh, đi công tác…
Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng tránh lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nhất là nguyên liệu đầu vào để hạn chế cầu USD.
Thứ ba, nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức tín dụng, mở rộng thêm các tiện ích gắn với việc giao dịch bằng tiền VNĐ như dịch vụ thẻ, điểm thanh toán, cho vay tiêu dùng.
Thứ tư, có giải pháp thu hút triệt để ngoại tệ từ các doanh nghiệp, cá nhân,