Tác động của thực trạng đôla trong nền kinh tế Việt Nam 1 Tác động đến chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 26 - 27)

Ảnh hưởng của đôla hóa tới các chính sách tiền tệ của Việt Nam mang nhiều tính tiêu cực hơn là tích cực. Rõ ràng là với việc mức độ đôla hóa trong nền kinh tế hiện nay vượt qua con số 20%, các chính sách tiền tệ của chúng ta hiện nay phải phụ thuộc khá nhiều vào tình hình và các chính sách tài chính của Mỹ cũng như của nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới. Thêm vào đó, do là một quốc gia thuộc nhóm các nước đôla hóa không chính thức, Nhà nước phải vừa quan sát động thái của thị trường Mỹ, của quốc tế, lại phải xem phản ứng trong nước như thế nào, nhất là trong tình trạng khủng hoảng kinh tế như thời gian vừa qua để đưa ra các chính sách hợp lý.

Xét về mặt tích cực, việc tỷ lệ đôla hóa cao sẽ tạo nguyên tắc cho chính phủ vì khi đó, chính phủ không thể dễ dàng tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua việc in tiền.

Về mặt tiêu cực, như đã nói ở trên, với việc phải chịu sự ảnh hưởng, phụ thuộc vào các chính sách và tình hình kinh tế Mỹ đã khiến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước và Chính phủ gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả của các chính sách tiền tệ. Thêm vào đó, xét trong tình hình nước ta hiện nay, khi mà người dân có xu hướng giữ đôla như một hình thức bảo hiểm rủi ro, ngoài số lượng USD được gửi trong ngân hàng, còn có một số lượng lớn USD nằm trong dân rất khó để thống kê chính xác giá trị, đồng thời tuy Nhà nước muốn giảm tỷ lệ đôla hóa nhưng người dân thì không, mâu thuẫn này khiến cho các chính sách tiền tệ được đưa ra trở nên kém chính xác.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG ĐÔLA HÓA (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w