Đặc điểm kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH)

2.1.1.1 Đặc điểm kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.

Trong 5 năm 2009 -2013, Bắc Ninh đã có bước phát triển nhanh, GDP tăng bình quân 24,52% và phát triển tương đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp đạt được giai đoạn 2009 – 2013 Chỉ tiêu Giai đoạn 2009 - 2013 Bình quân (%) 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 1. Tổng sản phẩm trong tỉnh giá 2010 (tỷ đồng) 30,664 37,111 49,002 55,621 77,131 249,529 Tốc độ tăng trưởng (%) 16,80 21,00 32,00 13,8 39 24,52 2. Tổng sản phẩm trong tỉnh giá hiện hành ( tỷ đồng) 27,924 37,111 57,678 64,405 92,293 279,411 Tốc độ tăng trưởng (%) 26 33 55 12 43 33,8 3. Tổng đầu tư toàn xã hội 16,69% 21,389 21,987 31,984 40,797 132,853 27,2 Tốc độ tăng trưởng (%) 32 28 3 45 28

Quy mô nền kinh tế đã có bước phát triển khá, năm 2013 GDP theo giá cố định năm 2010 là 77,131 tỷ đồng gấp 2,52 lần so với năm 2009.

Tổng đầu tư toàn xã hội cao: Năm 2009 là 16,697 tỷ đồng, năm 2013 là 40,797 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư 5 năm là 132,853 tỷ đồng, tăng bình quân 5 năm là 27,2%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2011 -2014 tăng 15,7% (kế hoạch là 13%), cơ cấu kinh tế năm 2015 dự báo là: công nghiệp – xây dựng 76,6%; Dịch vụ 18,5%; Nông nghiệp 4,9% ( Kế hoạch tương ứng 3 khu vực là 69,6% - 24,3% -6,1%)

Hình 2.1: Tổng đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2009 -2014

Trong 15 năm qua, mặc dù bị tác động xấu bởi nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhưng kinh tế Bắc Ninh luôn tăng trưởng ở mức cao.Năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục giữ vững sự ổn định, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 0,2% so với năm 2013.

Năm 2014,sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất tiếp tục phát triển, năng suất lúa cả năm ước đạt 60,3 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với năm 2013; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 456,8 nghìn tấn, tăng 14,2 nghìn tấn so năm 2013. Khôi phục và phát triển chăn nuôi, tổng đàn tăng khá, thực hiện thí điểm mô hình trang trại chăn nuôi bò sữa. Nuôi trồng thủy sản duy trì

ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010) ước đạt 8.350 tỷ đồng, tăng 1,8% so năm 2013.

Về công nghiệp

Đây là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Năm 1997, khi tách tỉnh, Bắc Ninh có cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1% dịch vụ 31,1%, công nghiệp – xây dựng 23,8% , Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể đa phần là làng nghề, công nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ với 8.961 cơ sở sản xuất với 31.697 lao động , giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 569 tỷ đồng. Cho đến năm 2013 giá trị sản xuất công nghiệp cả năm của tỉnh ( theo giá so sánh 2010 ) ước đạt 598.770 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2012 Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm qua. Đòn bẩy cho tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở khu vực FDI nhất là doanh nghiệp công nghệ cao như Samsung, Canon, Nokia.

Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) cả năm ước 576,754 tỷ đồng, đạt 78,5% kế hoạch năm và giảm 4,9% so với năm 2013; trong đó khu vực FDI giảm 5,5% khu vực kinh tế trong nước từng bước vượt qua khó khăn, tăng 1,3%.

Về đầu tư

Trong 15 năm trở lại đây, tỉnh Bắc Ninh đã huy động được lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển, nhất là vốn đầu tư nước ngoài, với khoảng 108,8 nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển KT-XH, bình quân mỗi năm tăng 25,5%. Với vị trí địa lý thuận lợi, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện nên đến tháng 11/2014 toàn tỉnh có 621 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng kí sau điều chỉnh là 7.645.219 triệu USD; Đầu tư trong nước lũy kế đến tháng 11 năm 2014 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho

850 dự án với tổng vốn đầu tư đăng kí là 86.302 tỷ đồng .Công tác xúc tiến đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế được quan tâm và chú trọng thực hiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vẫn duy trì trong top 10 tỉnh có chỉ số cao nhất cả nước.

Về thương mại – dịch vụ

Thương mại đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước trên 34 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% đạt 91,5% kế hoạch năm. Doanh thu dịch vụ lưu trữ,ăn uống và du lịch lữ hành trên 3 nghìn tỷ đồng, tăng 13%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 2,21% so tháng 12/2013. Xuất khẩu hàng hóa ước trên 23 tỷ USD, giảm 12,3%, đạt 88,7% kế hoạch năm. Nhờ sự tham gia của các doanh nghiệp FDI đã tạo ra sự “đột phá” trong lĩnh vực ngoại thương. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 5,84 tỷ USD gấp 287 lần năm 1997 và nhập khẩu đạt 5,35 tỷ USD gấp 282 lần.

Vận tải và bưu chính viễn thông góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng. Nhờ luôn quan tâm và ưu tiên đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông và viễn thông đến năm 2011 toàn tỉnh đã có 390 km đường quốc lộ và tỉnh lộ; mạng truyền dẫn được cáp quang hoá đến 100% xã, phường, thị trấn; mạng ngoại vi cũng được ngầm hoá và với gần 1000 trạm thu phát sóng di động (bán kính phục vụ là 1,08 km) đã đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và nhu cầu của nhân dân, thúc đẩy SXKD phát triển. Bình quân mỗi năm thời kỳ 1997-2015, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng 24,4% và hành khách tăng 13,6%. Đến hết năm 2011, toàn tỉnh đã có 1.143,8 nghìn thuê bao điện thoại các loại trên mạng, 51,2 nghìn thuê bao ADSL, xDSL; đạt bình quân 109,4 thuê bao điện thoại trên 100 dân.

Du lịch: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, xuất bản cẩm nang du lịch và đầu tư nhân sự kiện năm du lịch Đồng bằng sông Hồng; nhiều sự kiện văn hoá và lễ hội truyền thống lớn được tổ chức.Lượng du khách đến Bắc Ninh tăng cao, tổng lượt khách đầu năm 2013

ước 351.200 lượt, đạt 102% kế hoạch năm, tăng 19% so với cùng kỳ; tổng số ngày khách ước 389.900 ngày khách, đạt 109% kế hoạch năm, tăng 29%; doanh thu ước 238,6 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch năm, tăng 33%.

Về Tài chính – Ngân hàng.

Năm 2014, tổng thu ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Ninh ước đạt 12.440 tỷ đồng, đạt 109,7% dự toán năm, tăng 8,6% so với năm 2013; chi ngân sách là 10.641 tỷ đồng, đạt 143,9% tăng 16,1% trong đó chi đầu tư phát triển là 3.143,5 tỷ đồng đạt 183,8% tăng 22,6%.

Hoạt động ngân hàng phát huy vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tiếp tục hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán, kiểm soát tín dụng góp phần kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô. xử lý nợ xấu và triển khai thực hiện chương trình kết nối doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 11/2014 ước đạt 43,2 nghìn tỷ đồng.

Tài chính tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đảm bảo an sinh xã hội. Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa, công nghiệp và thương mại, dịch vụ tăng trưởng ở mức cao đã góp phần nuôi dưỡng các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tỉnh đã tự cân đối được ngân sách và còn đống góp một phần cho Trung ương. Trong đó chi đảm bảo an sinh xã hội luôn được Bắc Ninh coi trọng với tỷ lệ chi luôn chiếm trên 30%.

Hoạt động tín dụng, ngân hàng được mở rộng về mạng lưới, đổi mới hình thức phục vụ, nhất là trong việc huy động tiền nhàn dỗi trong dân cư nên cũng góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, xóa đói giảm nghèo…

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 34 - 38)