CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ BẮC NINH ĐẾN NĂM
3.3.2 Giáo dục lao động sản xuất gắn liền với môi trường
3.3.2.1 Đẩy mạnh hướng nghiệp, dạy nghề cho lao động thủ công
- Phát triển làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ sẽ tạo việc làm cho hàng nghìn người dân địa phương. Việc dạy nghề cho người lao động là cần thiết. Dạy nghề cho người lao động sẽ giúp làng nghề truyền thụ được tinh hoa vốn có của văn hóa dân tộc và nét đặc sắc trong mỗi sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ nhằm phát triển lâu dài hơn về cả các thế hệ sau này cũng như giữ bản sắc văn hóa không bị mai một. Nhưng việc giáo dục người lao động sản xuất gắn liền với thiên nhiên, môi trường xung quanh còn quan trọng hơn. Không chỉ dành cho người lao động chân tay, mà cả các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cũng cần được giáo dục về việc sản xuất không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, tới cộng đồng, tới người lao động và người dân xung quanh.
3.3.2.2 Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn các biện pháp xử lí chất thải:
Chất thải trong làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ có nhiều loại khác nhau: bụi gỗ, tiếng ồn, nhiệt độ cao, sơn… Mỗi chất thải lại có các biện pháp xử lí khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh tế của từng hộ, từng cơ sở sản xuất mà áp dụng các cách khác nhau:
- Đối với chất thải là bụi gỗ thì sử dụng các phương pháp buồng lắng bụi tốn ít năng lượng, phương pháp xyclon, lọc tay áo hay lọc tĩnh điện.
- Đối với chất thải phổ biến từ buồng phun sơn thì sử dụng biện pháp là dùng thiết bị tầng sôi hay lớp hạt chuyển động một cách đơn giản, hay hiệu quả hơn thì sử dụng vải và sợi than hoạt tính để hấp thụ sơn.
- Và một số phương pháp khác để xử lý với các trường hợp nhiệt độ cao, tiếng ồn và nguồn nước.