CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH)
2.1.2 Khái quát thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại, phát triển hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng...; trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nước. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.Các làng nghề được duy trì và phát triển với tốc độ rất nhanh đóng góp một phần không hề nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà đồng thời đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 75.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời
vụ). Mức thu nhập của người dân cao gấp 3 đến 4,5 lần so với các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh.Ở Bắc Ninh,số người giàu và khá càng tăng, 100% số hộ đều có ti vi,xe máy
Bảng 2.2: Tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Bắc Ninh từ năm 2005 đến năm 2012
Mặt hàng
xuất khẩu Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Hàng dệt, may T riệu $ 4772,4 5854,8 7732,0 9120,5 9065,6 11209,8 13211,7 14416,2 17933,4 Hàng mây tre, cói, lá, thảm “ 157,3 214,1 246,7 199,6 22,1 27,4 181,5 211,1 229,7 Hàng gốm sứ “ 255,3 274,4 334,9 344,3 267,2 317,1 359,2 440,5 475,3 Hàng sơn mài, mỹ nghệ “ 89,9 119,5 217,8 385,5 1296,2 14,2 Hàng thêu “ 78,4 98,1 111,8 110.6 129,3 154,0
Nguồn: Báo cáo của tổng cục thống kê tỉnh Bắc Ninh
Theo báo cáo của tổng cục thống kê cho thấy giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng của làng nghề truyền thống ở nước ta qua các năm như sau:
Các làng nghề nổi tiếng ở Bắc Ninh bao gồm: - Làng tranhdân gian Đông Hồ
- Làng Gỗ mỹ nghệ Hương Mạc - Làng gò đúc đồng Đại Bái - Làng dệt Tam Tảo
- Làng dệt Hồi Quan
- Làng gốm Phù Lãng - Làng Giấy Phong Khê - Làng gỗ mỹ nghệ Đồng kỵ - Làng nghề sắt thép Đa Hội - Làng Gỗ mỹ nghệ Mai Động - Làng Gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Làng tơ tằm Vọng Nguyệt - Làng đúc phế liệu Mẫn Xá -Làng tre Xuân Lai
- Làng nghề Rượu Đại lâm
- Làng nghề đúc đồng Quảng Bố-Lương Tài
Đây là các làng nghề chuyên cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỉ đến 1.500 tỉ đồng/ năm.( Theo Cục thống kê Bắc Ninh, Niên giám thống kê Bắc Ninh 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội)
Phía bắc tỉnh Bắc Ninh với làng nghề tiêu biểu nhất là Đông Hồ, nổi tiếng với tranh dân gian. Hầu như tất cả người dân trong làng từ trẻ đến già đều tham gia nghề sản xuất truyền thống. hu hút được hầu hết số lao động vào các khâu sản xuất. Không chỉ vào thời gian nông nhàn, mà nay đã là một nghề sản xuất quanh năm của số đông các gia đình trong làng với tổng doanh thu hàng tỷ đồng/ năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân làng nghề ngày được nâng cao, làng quê đã ngói hoá 100%, nhiều gia đình xây nhà kiên cố, nhà nhiều tầng, trong nhà tiện nghi sinh hoạt khá đầy đủ, làng Đông Hồ là một trong những làng có tốc độ đô thị hoá nhanh ở huyện Thuận Thành.Tuy nhiên hiện nay, ở làng Đông Hồ hàng năm số lượng du khách đến thăm quan và mua tranh dân gian không còn nhiều, chủ yếu là người nước ngoài nên tổng sản phẩm bán được chỉ khoảng 2 - 3 nghìn bộ tranh/ năm với giá mỗi bộ tranh chỉ 3- 4 USD/bộ cho nên việc bảo tồn và phát triển nghề sản xuất tranh dân gian là một vấn đề rất khó.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,tranh Đông Hồ đã không còn mang đậm nét dân dã như thời xưa mà đang dần bị “thương mại hoá”.Các họa sĩ cho rằng ở thời điểm hiện tại, tranh Đông Hồ thường không có màu sắc thắm như tranh cổ, bởi vì người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy nhằm bớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh, thay vì sử dụng những màu sắc tự nhiên được chế từ cây cỏ như đen của than tre,xanh của lá chàm,vàng của hoa hòe,đỏ của của gỗ vang,..thì ngày nay màu
sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắc mới cũng có những bản không được tinh tế như bản cổ. Không những thế, một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít nhiều mất dần ý nghĩa.Chính vì thế tranh Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một và bị thất truyền.
Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục đầu khoảng 4km.Phù Lãng, là quê hương của sản phẩm gốm Làng gốm Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh được hình thành và phát triển cách ngày đây khoảng 900 năm với những sản phẩm thủ công truyền thống, đồ gia dụng,...Hàng nghìn đồ gốm cổ đã được tìm thấy ở đây. Có khoảng 300 hộ gia đình ở Phủ Lãng sản xuất đồ gốm. Làng gốm Phù Lãng ngày nay đã thay đổi nhiều so với trước. Hiện nay làng có hàng trăm xe máy các loại, hàng mấy chục ô tô và xe công nông. Làng không còn ngôi nhà tranh nào. Nhiều gia đình đã sắm được những phương tiện sinh hoạt đắt tiền, như tivi mầu, đài cassette, giường, tủ, bàn ghế đẹp… Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, chậu cảnh, tiểu sành, ấm đất...Ngày nay,để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các nghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...đã và đang được khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước ưa thích và đón nhận . Sản phẩm của họ đã được xuất khẩu và bán ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.Tuy nhiên hiện nay, cùng với sự xuất hiện đa dạng các mặt hàng gia dụng bằng nhựa,kim loại,...với giá thành rẻ hơn gốm nên đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn, gốm Phù Lãng đang đứng trước nguy cơ mai một.
Bên cạnh nghề làm gốm thì Phù Lãng còn được biết đến với các nghề thủ công như làm bún, làm hàng xáo, đan lát, thợ nề thợ mộc…
Cùng với Phủ Lãng là làng Thổ Hà cũng nổi tiếng với sản phẩm gốm.Ngày xưa nghề gốm đã giúp người dân Thổ Hà trở nên giàu có nhất nhì vùng Kinh Bắc. Gốm Thổ Hà được nung bởi một loại đất đặc biệt, không cần dùng men. Đây cũng chính là điểm khác biệt so với những loại gốm khác, bởi dù chôn xuống đất hay ngâm trong nước hàng trăm năm nó vẫn giữ được màu như lúc mới ra lò. Đây cũng chính là lý do khiến những sản phẩm gốm Thổ Hà ngày càng trở nên nổi tiếng. Kể từ khi đồ nhựa ra đời thì người làng Thổ Hà không tìm được đầu ra cho sản phẩm, lượng gốm
tiêu thụ giảm đi đáng kể và cứ thế gốm mất dần thị trường và làng gốmThổ Hà cũng chịu chung số phận với làng gốm Phù Lãng đứng trước nguy cơ mai một dần nghề cổ truyền... Theo báo An ninh thủ đô,số ra Thứ Sáu, ngày 16/8/2013,hiện nay ở Thổ Hà chỉ còn đúng một hộ gia đình còn theo đuổi nghiệp làm gốm. Giờ đây người ta nhắc tới Thổ Hà bằng cái tên mới : Làng làm bánh đa nem. Bên cạnh đó, Thổ Hà cũng bắt đầu sản xuất những sản phẩm khác như rượu và các loại bánh kẹo Tiếp theo là làng sản xuất sản phẩm từ tre, đặc biệt là tre đen ở làng Xuân Lai. Thông thường, tre được ngâm nước trong nhiều tháng, sau đó thì được xông khói bằng rơm và đất sét trong vòng 4 ngày. Như vậy thì tre sẽ nhẹ và bền hơn.
Trước sự xuất hiện hàng loạt các sản phẩm gia dụng sản xuất công nghiệp hay thế như: đồ bằng nhựa hoặc gằng gỗ ép…, để nghề thống không bị mai một, những người thợ tâm huyết ở Xuân Lai đã mày mò nghiên cứu để đa dạng hóa các sản phẩm và nâng cao chất lượng tre, tre hin khói với gam mầu đen bóng tự nhiên đã ra đời đem lại những vẻ đẹp độc đáo trong trang trí nội – ngoại thất, tôn vinh sắc đẹp tự nhiên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nay hàng hóa của Xuân Lai như các sản phẩm đã được tạo ra từ cây tre trúc thành bàn, ghế, giường, tủ, kệ sách, tranh tre…với các kiểu dáng và kích thước khác nhau. đã được bày bán trên khắp đất nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… và đã xuất khẩu sang các nước như: Nhật, Pháp, Mỹ và các nước EU…, được khách hàng trên thế giới đón nhận.
Khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn xưa thuộc tổng Yên Thường, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn là một trong những làng cổ nổi tiếng xứ Kinh Bắc với nghề rèn sắt nức tiếng gần xa - đó chính là làng nghề sắt thép Đa Hội. Làng nghề 400 năm tuổi đã có rất nhiều người dân trở thành tỉ phú từ chính các sản phẩm truyền thống. Những năm gần đây để phục vụ nhu cầu xây dựng của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề rèn sắt thủ công làng Đa Hội dần thay thế là nghề luyện cán Công cụ và phương tiện sản xuất được cải tiến từng bước cơ khí hóa và điện khí hóa. Mặt hàng sản xuất ra phong phú và đa dạng như phụ tùng xe đạp, công cụ nông nghiệp, sắt tròn các loại, bản lề đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Tuy nhiên tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề ở Đa Hội không còn là chuyện lạ từ nhiều năm nay với khói bụi từ việc đốt cháy các loại phế liệu còn cả sơn, cả nhựa độc hại vô cùng.,bên cạnh đó điều đáng lo ngại hơn là về chất lượng sắt thép tung ra thị trường hàng năm với số lượng không nhỏ, trong khi vẫn chưa có
cơ quan nào thẩm định, đánh giá chất lượng.
Nằm cách Hà Nội khoảng 25 km, thôn Đồng Kỵ- huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh từ lâu vốn nổi tiếng với nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Những bộ bàn ghế, tủ đứng, tủ chè,sập gụ,đôn kê đồ,kệ,....theo các phong cách giả cổ và hiện đại đang có mặt trên khắp cả nước với nhiều nhãn hiệu khác nhau nhưng đều có xuất xứ từ làng nghề Đồng Kỵ.Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh thì làng cổ Đồng Kỵ đã được mở mang với quy mô lớn, trực thuộc khu công nghiệp Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Theo ông Nguyễn Tiến Nhuận - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đồng Kỵ (Đồng Quang - Từ Sơn - Bắc Ninh) thì tính đến nay, toàn phường Đồng Kỵ có đến gần 200 hợp tác xã, doanh nghiệp và hơn 3.000 hộ tham gia sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ (chiếm hơn 90% số hộ trong toàn phường). Hiện nghề gỗ mỹ nghệ tại Đồng Kỵ đang tạo công ăn việc làm cho hơn 10 ngàn lao động địa phương và 5 ngàn lao động từ các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc…, với mức thu nhập bình quân từ 2-4 triệu đồng/người/tháng.
Làng nghề khác, làng Vân là quê hương của nhiều loại rượu truyền thống. Tất cả người dân trong làng đều biết ủ rượu, hầu hết rượu được làm từ bột sắn. Trong số họ thì người làm rượu nổi tiếng nhất là gia đình anh chị Bình Tường, có khách hàng trải khắp nhiều miền của tổ quốc.Tuy nhiên công nghệ làm rượu thì vẫn là một bí mật nên khó có thể mở rộng quy mô sản xuất.
Làng Bưởi hay còn gọi là làng Đại Bái thì lại nổi tiếng với sản phẩm đúc từ đồng. Người dân trong làng Đại Bái được truyền nghề đúc từ cuối thế kỉ 10 đầu thế kỉ 11. Kể từ đó nghề truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ. Đại Bái từ xa xưa đã nổi tiếng là làng thủ công truyền thống chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình, ban đầu mới chỉ làm xoong nồi thô sơ, sau mới có ấm, mâm, chậu thau,tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng....Ngày nay, làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái gìn giữ được nghề truyền thống và phát triển mạnh mẽ, cùng với những hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, có sự cải tiến kỹ thuật và tự trang, tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng...tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, khẳng định được vị thế của một làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Việt Nam.
Trên đây là một số làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh,chúng ta có thể thấy rằng,các làng nghề hiện nay đang gặp phải một số vấn đề như sản xuất còn chưa ổn
định, khả năng tổ chức quản lý, nguồn thiết bị, tài chính, kiến thức thị trường, kết cấu hạ tầng, công nghệ đều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển vì thế sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, khó có thể cạnh tranh được thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, hầu hết các làng nghề trong tỉnh còn mang tính tự phát, chưa được quy hoạch một cách khoa học. Tuy Bắc Ninh có số cơ sở sản xuất lớn, lực lượng lao động đông, nhưng quy mô của từng cơ sở quá nhỏ lẻ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là chính nên sản phẩm đơn giản, năng suất thấp, chất lượng chưa đảm bảo, ít có sản phẩm độc đáo mang tính văn hóa truyền thống, hoặc có phong cách hiện đại dẫn đến sức cạnh tranh yếu. Ngoài ra, công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu yếu kém, vì vậy nhiều làng nghề gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân và làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, điển hình là ở các làng nghề sản xuất giấy tại địa phận các xã Phong Khê (Yên Phong), Phú Lâm (Tiên Du). Cuộc sống của người dân nơi đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng... Theo kết quả xét nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì 100% số mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô nhiễm không khí tập trung chủ yếu ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, nhựa, sơn mài... Theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc Ninh, mỗi ngày các làng nghề của xã Châu Khê thải ra 40 - 50 tấn xỉ than, xỉ kim loại, 2.600 - 2.700 m3 nước, 255 - 260 tấn khí (chủ yếu là CO2) và khoảng 6 tấn bụi. Môi trường đất bị chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống. Ước tính trong 5 - 7 năm tới, diện tích mặt nước và đất canh tác liền kề các hộ sản xuất sẽ bị san lấp hoàn toàn hoặc không sử dụng được. Còn hiện tại ở một số ao nuôi cá đã có hiện tượng cá chết hàng loạt sau khi bơm nước từ sông Ngũ Huyện Khê vào. Vì vậy, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện đang là vấn đề nan giải nhằm tạo sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.