CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ BẮC NINH ĐẾN NĂM
3.1.1: Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh
3.1.1.1 Bối cảnh phát triển
Giai đoạn 2015-2020 được dự báo tình hình an ninh chính trị trên thế giới ở nhiều nơi diễn biến phức tạp, tranh chấp chủ quyền tiếp tục gay gắt và khó lường; kinh tế phục hồi đã tăng trưởng nhưng còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, các khu vực thương mại tự do được đẩy mạnh, cạnh tranh và bảo hộ ngày càng quyết liệt ; khoa học công nghệ phát triển nhanh, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng phát triển.
Kinh tế trong nước đang phục hồi nhưng còn chậm và nhiều khó khăn thách thức; nhu cầu đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp.
Tuy nhiên, cùng với sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, Bắc Ninh có vị trí địa lý kinh tế- chính trị rất thuận lợi, có hệ thống hạ tầng đồng bộ hiện đại, cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ; thành tựu về tăng trưởng trong những năm qua luôn đạt ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh được đúng hướng, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.Tỉnh có văn hóa phong phú, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc truyền thống văn hóa Kinh Bắc; có một đội ngũ cán bộ khoa học đông, có trình độ chuyên môn khá, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, đa số người lao động đã tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa; trình độ dân trí khá cao và năng động… sẽ là những động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh trong giai đoan 2015-2020 và những giai đoạn xa hơn nữa.
3.1.1.2 Quan điểm phát triển
- Phát huy cao nhất tiền năng lợi thế của tỉnh về vị trí cửa ngõ, nguồn nhân lực. Xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh có vị trí quan trọng trong tổng thể nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Phát triển kinh tế theo hướng chất lượng, phát triển các ngành theo chiều sâu có sức cạnh tranh cao, bền vững. Tập trung đầu tư và thu hút các nguồn lực phát triển cho các ngành kinh tế có lợi thế của tỉnh gắn với chuỗi sản xuất hàng hóa, đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển kinh tế kết hợp với quan tâm nâng cao chất lượng của mọi mặt trong đời sống xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị của các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch theo hướng hiệu quả và bền vững.
- Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xa hội.
3.1.1.3 Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 và các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 a. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030
Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phấn đấu xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; kết cấu giữa các tập đoàn đa quốc gia với trung tâm nghiên cứu triển khai ( R&D), trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của vùng để đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao phía Bắc; xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21.
b. Mục tiêu đến năm 2020
Phát huy lợi thế so sánh, chuyển mô hình kinh tế thích ứng với quá trình đô thị hóa, tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa – xã hội, tạo chuyển biến về kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, triển khai quy hoạc đô thị lõi, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững và phát huy nhân tố con người phù hợp với trình độ của giai đoạn phát triển mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chuẩn bị các tiền đề cần thiết xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
c. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020
* Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn hàng năm giai đoạn 2015-2020: 10,5%-11,5% công nghiệp , và xây dựng tăng bình quân
11,2%-12,5%, dịch vụ tăng 9% , nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,6%; Đến năm 2020, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 2,9%, công nghiệp và xây dựng 78%, dịch vụ 19,1%; GDP bình quân đầu người năm 2020: 9.000 USD( giá thực tế ); Năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp : 816.000 tỷ đồng( Giá so sánh 2010); Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 36,5 tỷ USD; nhập khẩu 33,2 tỷ USD; Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 20162020 là 255 nghìn tỷ đồng, bình quân hàng năm đạt 33-35% GDP; Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 12,6%/năm; năm 2020 thu ngân sách nhà nước đạt: 20.880 tỷ đồng.
* Về phát triển xã hội: Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ that nghiệp thành thị: 3,0%; Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn vào năm 2020: 80-85%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2020: 70%; Giải quyết việc làm bình quân hàng năm : 27 nghìn lao động; Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, đến năm 2020 tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp chiếm 20% trong cơ cấu lao động; Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học,100% các trường được kiên cố hóa; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể; Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2018: 100%; Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 giảm còn: 2,5% ( theo chuẩn năm 2010 )
* Về bảo vệ môi trường: Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề; Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh năn 2020: 100% dân số đô thị và nông thôn được sử dụng nước sạch: Tỷ lệ rác thải sinh hoạt thu gom và xử lý: 100% Tỷ lệ chất thải y tế được thu gom và xử lý: 99%; Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tồn tại.