Phân tích thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH)

2.2 Phân tích thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Tính đến năm 2014, toàn phường Đồng Kỵ có đến 200 hợp tác xã, doanh nghiệp và có hơn 3000 hộ tham gia sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, chiếm 90% số hộ trong toàn phường.

Yếu tố sản phẩm:

Sản phẩm của làng nghề Đồng Kỵ rất đa dạng, từ các sản phẩm thông dụng như giường, tủ, bàn ghế,… đến các sản phẩm trang trí nội thất độc đáo, tính thẩm mỹ cao phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Nét độc đáo của sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, vì thế rất phù hợp với nhu cầu người tiêu dung cũng như xu hướng thẩm mỹ hiện nay.

Tất cả các cơ sở sản xuất ở Đồng Kỵ đều áp dụng công nghệ hiện đại xen lẫn nét truyền thống vốn có của nơi đây. Hầu như toàn bộ những nét khắc tinh xảo đều được

Giá cả:

Do được sản xuất tinh tế, với những sản phẩm cao cấp, giá thành của nó tương đối đa dạng.

Khảo sát “Cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Hải Đăng”, phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh về giá thành của sản phẩm:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá thành sản phẩm cơ sở Hải Đăng – Bắc Ninh

Nguồn: Tổng hợp

có giá từ 500-800 triệu đồng. Với giá thành tương đối cao, chỉ những gia đình có điều kiện, có nhu cầu mới đến với nơi đây. Có đến 50% người mua những sản phẩm của làng truyền thống Đồng Kỵ đến từ Trung Quốc. Qua đó cho thấy, lượng tiêu thụ hàng hóa đa phần là những thương nhân đến từ Trung Quốc. Việc người Việt tiếp cận đến những sản phẩm của làng nghề Đồng Kỵ đang còn hạn chế, một phần cũng vì lý do giá cả.

Mỗi doanh nghiệp đều có một cửa hàng, một cơ sở sản xuất, đều có oto chuyên chở và trên dưới 100 nhân công. Có thể nói, làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ khá phát triển và thịnh vượng.

Nhân công:

Mỗi cơ sở sản xuất ở làng nghề Đồng Kỵ đều có trên dưới 100 nhân công, trong đó có từ 7 đến 10 nghệ nhân.

Tất cả nhân công ở đây đều có tay nghề, được đào tạo tại chính cơ sở sản xuất Với lượng nhân công có tay nghề như vậy, việc tạo ra những sản phẩm chất lượng và mẫu mã đẹp mắt là điều không quá khó khăn. Qua đó, còn giải quyết nhu cầu việc làm trong địa phương cũng như các tỉnh lân cận.

Nguyên liệu và thị trường tiêu thụ:

Bảng 2.3: Nguyên liệu và định mức sản xuất xã Tam Sơn:

Nguyên liệu Định mức ( tính

theo bộ bàn ghế ) Mục đích sử dụng

Lượng sử dụng/năm

Gỗ 0,25 – 0,33 m3 Nguyên liệu 20,000 m3

Giấy giáp 0,2- 0,4 kg Gia công, làm nhẵn bề mặt gỗ 90,000 kg

Keo cồn

0,2 – 1 kg

Làm chất kết dính và đóng rắn trong

qua trình lắp ghép, tạo sản phẩm thô 75,000 kg Bột đắp (Bột

đâ, bột đất,

mùn chả ) 0,25 kg

Gia công bề mặt, pha chế cồn keo,

Xăng + củ xi 0,3 lít Đánh bóng tạo bề mặt 36,000 lít Sơn, véc ni 0,37 – 0,5 lít Xử lý, làm bóng bề mặt 45,000 lít

Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường CCN làng nghề sản xuất đồ gỗ công nghệ cao xã Tam Sơn

Nguồn nguyên liệu đầu vào không tự sản xuất được là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành các sản phẩm tại Đồng Kỵ tăng cao, với giá trung bình từ 500 triệu đồng với mỗi bộ sản phẩm, người tiêu dùng trong nước khó có thể tiếp cận được. Phần lớn các sản phẩm của làng nghề Đồng Kỵ được giao bán cho các thương nhân Trung Quốc và đó cũng chính là thị trường xuất khẩu chính ở nơi đây. Ngoài ra, những thị trường tiềm năng là các nước láng giềng như Lào, Campuchia cũng đang được khai thác.

Ô nhiễm môi trường:

Với mỗi làng nghề truyền thống, đặc biệt thủ công như Đồng Kỵ, ô nhiễm môi trường là điều khó có thể ngăn chặn.

Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn bị ô nhiễm nặng do nồng độ bụi, khí thải, tiếng ồn và nhiệt độ cao từ các xưởng sản xuất và các hoạt động vận tải. Theo khảo sát điều tra chất lượng môi trường mới nhất của tại các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh thực hiện, hàm lượng bụi ở làng nghề Đồng Kỵ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-3,6 lần, tiếng ồn cao hơn 10-20 dBA.

Con sông Ngũ Huyện Khê với 24km chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh đang từng ngày từng giờ bị “bức tử” khi có tới năm làng nghề ven sông (sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, tái chế sắt Đa Hội, sản xuất thép Châu Khê, tái chế giấy Phú Lâm và tái chế giấy Phong Khê) thường xuyên đổ các chất thải rắn và nước thải độc hại trực tiếp xuống hai bên bờ sông.

Bảng 2.4 Hệ số bụi trong công nghệ sản xuất đồ gỗ gia dụng STT Công đoạn Hệ số ô nhiễm

1 Cắt và bốc xếp gỗ 0,187 ( Kg/ tấn gỗ)

2

Gia công chi tiết 0,5 (Kg/tấn gỗ)

3 Chà nhám, đánh bóng 0,05 (Kg/m2)

Nguồn: WHO, 1993

Tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tải lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nên dễ phát tán trong không khí. Ngoài ra tại các công đọan khác như vận chuyển gỗ, lắp ghép,… đều phát sinh bụi tuy nhiên mức độ không đáng kể.

Thành phần và tính chất của bụi ở đây chủ yếu là bụi cơ học. Đó là một hỗn hợp các hạt cellulose với kích thước thay đổi trong một phạm vi rất rộng.

Bảng 2.5 :Tải lượng ô nhiễm bụi và chất thải rắn (WHO, 1993)

Kích thước bụi

Nguyên liệu sử dụng trong năm

(tấn) Hệ số ô nhiễm

Tải lượng ô nhiễm trong năm

(kg/năm)

Cưa, tẩm sấy 4250 0,187 ( Kg/ tấn gỗ) 794,75

Bụi tinh (gia công) 3400 0,5 (Kg/tấn gỗ) 1700

Bụi tinh (chà nhám) 12.000 m2 0,05 (Kg/m2) 600

Việc ô nhiễm nghiêm từ bụi và các chất thải rắn từ việc sản xuất đồ gỗ nói chung và làng nghề Đồng Kỵ nói riêng đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân lân cận cũng như chính những nhân công tại đây.

sản xuất tại làng nghề Đồng Kỵ cần được chú ý đặc biệt, đó chính là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững và toàn diện làng nghề Đồng Kỵ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w