Nhân tố về thị trường

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 27 - 28)

1.3.1.1 Yếu tố đầu ra

Một sản phẩm dù hiện đại đến đâu, hoàn thiện đến đâu mà không có đầu ra thì vẫn là sản phẩm thất bại. Cũng như vậy, các sản phẩm của làng nghề truyền thống sẽ đi đến chân tường và không tồn tại được nếu thiếu đi thị trường phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Có thể nhận định đây là yếu tố quan trọng nhất không chỉ của các làng nghề truyền thống mà của nhiều mặt hàng, nhiều ngành sản phẩm khác trong giai đoạn hiện nay.

Do tính chất sản phẩm các làng nghề truyền thống nên thị trường tiêu thụ vẫn là vấn đề nan giải với người sản xuất cũng như nhà nước. Các sản phẩm làng nghề thường được bày bán ở thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ, nhu cầu thấp như chợ, cửa nhà tạp hóa…

Với định hướng ra thị trường lớn hơn như toàn quốc hay xuất khẩu ra các nước trên thế giới vẫn còn là 1 khó khăn không nhỏ với hầu hết các làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng các mặt hàng của làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã nỗ lực bằng nhiều cách khác nhau để tiếp cận với thị trường ngoài nước và có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới như Trung Quốc hay các nước Châu Âu…

1.3.1.2 Thị trường công nghệ

Với bất kì sản phẩm hay làng nghề nào thì công nghệ cũng là 1 yếu tố giúp tạo ra sự khác biệt hóa sản phẩm cũng như làm tăng năng suất lao động. Đối với các làng nghề truyền thống thì công nghệ được hình thành trên cơ sở các thiết bị công nghệ truyền thống, cải tiến để sản xuất hiệu quả hơn. Một số hộ gia đình có năng lực về vốn chuyển qua buôn bán máy móc, thiết bị ở phạm vi nhỏ hẹp như làng, xã… Về mặt bằng chung thì có ít địa phương đáp ứng đầy đủ được cho nhu cầu hiện đại hóa, phát triển, thay đổi bộ mặt các làng nghề.

1.3.1.3 Thị trường lao động

Lực lượng lao động tại các làng nghề truyền thống được phân hóa về năng lực gồm: Lực lượng lao động cơ bản chuyên nghiệp và bán chuyên. Đặc biệt ở một số làng nghề truyền thống như chạm khắc, thêu… có lực lượng đông đảo lao động địa phương khác đến làm việc và học việc. Hầu hết lao động chuyên nghiệp tại các làng nghề là người đã có thâm niên trong nghề và có độ tuổi tầm trung trở lên. Có khá ít lao động trẻ có quan niệm theo đuổi nghề truyền thống của cha ông, điều đó đặt vấn đề rất lớn cho địa phương và nhà nước về lực lượng lao động tại các làng nghề truyền thống trong tương lai.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 27 - 28)