Nguyên nhân của các hạn chế:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH)

2.3.3:Nguyên nhân của các hạn chế:

Những hạn chế đã kìm hãm sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, vậy những nguyên nhân nào gây ra những hạn chế như vậy. Qua khảo sát, nhóm đã nhận định có 3 nguyên nhân chính và chủ yếu:

Với một làng nghề có tiền lực kinh tế những tưởng Đồng Kỵ có thể vượt qua mọi “cơn bão” lãi suất, lạm phát. Nhưng trong thời buổi thắt chặt tín dụng cộng với giá nguyên vật liệu tăng cao, làng nghề đang rơi vào thế lao đao, nhiều cơ sở phải hoạt động cầm chừng.

Ông Dương Văn Hiếu, Giám đốc công ty Thiên Long chuyên sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ cho biết: “Lãi suất thời điểm hiện tại đã tăng gần 50% so với lãi suất khi thẩm định dự án của đơn vị. Hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào khó khăn khi chi phí lãi vay quá lớn. Mặt bằng lãi suất cho vay thỏa thuận dao động ở mức 18-23%/năm, chấp nhận vay với mức cao như thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được vay do ngân hàng sàng lọc rất kỹ. Lãi suất ngân hàng tăng làm chi phí đầu vào cao “cộng hưởng” với sự tăng giá của yếu tố khác như: Điện, xăng dầu ngay cả nhân công lao động cũng đòi tăng lương khiến doanh nghiệp muôn phần gặp khó… Hiện Công ty phải cắt giảm 80% công nhân, từ 100 lao động nay chỉ còn 20 lao động hoàn thiện nốt những sản phẩm còn lại”.

Đa số cơ sở sản xuất chỉ có số vốn từ 30-40%, còn lại là vay ngân hàng và vay nặng lãi, trong khi lãi suất tăng vòn vọt, đã làm cho các cơ sở khó có thể tiếp cận với những nguyên liệu gỗ quý, cũng như mở rộng quy mô cơ sở sản xuất của mình.

Chưa chú trọng hị trường đầu ra:

Thị trường đầu ra bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc phát triển của một doanh nghiệp nào đó.

Ở làng nghề Đồng Kỵ, có đến 60% sản phẩm bán cho thương nhân Trung Quốc. Còn lại là bán trong nước và các nước lân cận như Lào, Camphuchia.

Nguyên nhân chính là do sự chủ quan của chính các cơ sở sản xuất, dựa vào các thương nhân Trung Quốc quá nhiều, trong khi chính mình chưa thể tạo riêng được chính thị trường tiêu thụ cho mình, chưa vươn tầm ra quốc tế mà mới chỉ “chờ người khác đến mua”. Một phần trong đó cũng do nguyên nhân về vốn, khi mà lượng vốn quá ít, chi phí mở cơ sở nước ngoài quá cao, rủi ro cao khiến các cơ sở “không dám” mạo hiểm đầu tư.

Sự quan tâm chưa đủ từ chính quyền địa phương:

Giá thuê đất cao, lãi suất vay vốn còn cao, chưa có chính sách hợp lý là những ý kiến của hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề Đồng Kỵ về chính sách của chính quyền địa phương phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Đầu con đường dẫn vào làng nghề, chúng ta có thể bắt gặp trung tâm giới thiệu sản phẩm. Ở đấy còn quá bé so với những sản phẩm của làng nghề, thiết kế chưa thật bắt mắt, chưa có những chương trình marketing hiệu quả để thu hút khách hàng vào tham quan cũng như mua sắm.

Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nóng hổi ở mỗi làng nghề truyền thống, Đồng Kỵ cũng không ngoại trừ. Chính quyền đã có những biện pháp, tuy nhiên là chưa đủ, chưa đánh vào ý thức của mỗi cơ sở sản xuất.

Chưa có những ngày hội, ngày lễ liên quan đến giới thiệu sản phẩm hay những triển lãm nhằm thu hút khách hàng đến với nơi đây.

Những chính sách cần thiết từ chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng trong việc phát triển bền vững làng nghề.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 55 - 58)