Những quan điểm cơ bản hoàn thiện phát triển bền vững làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 68 - 69)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ BẮC NINH ĐẾN NĂM

3.2: Những quan điểm cơ bản hoàn thiện phát triển bền vững làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)

thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)

Sẽ không thể có hiệu quả nếu như chỉ phát triển nhưng không phát triển bền vững làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ bởi vì chỉ phát triển sẽ không được lâu dài và đem lại nguồn thu ổn định cho người lao động. Vì vậy khi thực hiện phát triển bền vững làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ cần quán triệt các quan điểm cơ bản như sau:

- Tiến hành rà soát, phân loại xử lý các khu thương mại dịch vụ làng nghề. Xây dựng các khu thương mại, dịch vụ làng nghề đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, tạo môi trường hấp dẫn để phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm làng nghề theo xu hướng bền vững và phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất.

- Tranh thủ tận dụng triệt để các tiềm năng, thế mạnh của địa phương,nhất là về việc tận dụng triệt để ngành nghề truyền thống, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đặc biệt là lao động có tay nghề huy động được để phát triển các khu thương mại, dịch vụ làng nghề.

hoạch của các ngành; gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản xuất với bảo vệ môi trường và giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, phát huy sự tham gia của cộng đồng gắn với sự hỗ trợ của Nhà nước, góp phần tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn; có vai trò như là một điểm đột phá tăng trưởng và thúc đẩy đô thị hóa chủ động ở nông thôn, nhất là khu vực có làng nghề.

- Lựa chọn để phát triển các khu thương mại, dịch vụ làng nghề theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, mang những nét văn hoá độc đáo riêng của địa phương và sử dụng nguồn lao động tại chỗ. Do đó phải phát triển các khu thương mại, dịch vụ làng nghề có giá trị kinh tế, giá trị văn hóa, có thị trường tốt cả trong và ngoài nước... Bên cạnh đó, phát triển các khu thương mại, dịch vụ làng nghề kết hợp với du lịch thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận các khu du lịch, các tuyến du lịch được quy hoạch và xây dựng.

- Phải xuất phát từ nhu cầu của nhân dân trong khu vực làng nghề, có sự đồng thuận của nhân dân và trực tiếp ưu tiên nhân dân có đất thuộc diện chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng khu thương mại và dịch vụ làng nghề.

- Phát triển các khu thương mại và dịch vụ làng nghề đi đôi với quản lý theo đúng mục đích phạm vi quy hoạch đã xác định theo từng khu, ngăn chặn và xử lý mọi hành vi làm sai quy hoạch, mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước.

- Các công trình được xây dựng trong khu thương mại, dịch vụ làng nghề có chức năng chính là phục vụ các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ như là nơi vừa sản xuất vừa trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các làng nghề… không sử dụng cho mục đích nhà ở.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w