Nhân tố vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 28 - 30)

Yếu tố đầu tiên quyết định tới sự tăng trưởng kinh tế là vốn. Nó là các nguồn tài sản dùng để sản xuất kinh doanh. Vốn chỉ sinh lời và được sử dụng hiệu quả khi được sử dụng đúng mức, hợp lí và kịp thời. Cần phải tăng hiệu suất sử dụng vốn, gia tăng chỉ số ICOR, tăng khối lượng vốn đầu tư nhằm mở rộng quy mô, đi kèm theo việc sử dụng vốn là việc quản lý chặt chẽ vốn, phân bổ hợp lý và kiểm tra, kiểm soát kịp thời. Trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, các làng nghề truyền thống ở Việt Nam sẽ phải đối đầu, cạnh tranh khốc liệt hơn với các cơ sở kinh doanh khác trong nước và đi xa hơn là nước ngoài. Muốn có lợi thế hay chí ít là cân bằng cạnh

tranh với các làng nghề khác thì việc sử dụng vốn nhằm mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất, cải thiện chất lượng, thay thế lao động thủ công ở 1 số công đoạn nâng cao hiệu quả sản xuất đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường là không thể tránh khỏi.

Vốn gồm có tài chính, hiện vật và phi hiện vật. Tài chính là tiền mặt hay các dạng tương đương. Vốn tồn tại dưới dạng là hiện vật như cơ sở vật chất các hợp tác xã thủ công, máy móc, nguyên liệu hay vốn có thể tồn tại dưới dạng phi hiện vật như kinh nghiệm, bí quyết riêng của từng hộ kinh doanh, từng làng nghề hay vùng miền. Việc huy động, sử dụng vốn, và quy mô vốn phụ thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất của làng nghề. Các làng nghề về đồ gỗ, mỹ nghệ, gốm sứ, đánh bắt thủy sản hay thêu cần lượng vốn khá lớn và có chu kỳ vốn dài. Với các làng chài lưới đánh bắt cá cần lượng vốn dao động từ 300-500 triệu đồng / hộ; còn với các hộ kinh doanh mây tre đan thì lượng vốn cần rất thấp từ 50-100 triệu do nguyên liệu sử dụng có giá trị không lớn cũng như chi phí cố định không cao. Do vậy, việc sử dụng vốn hiệu quả đã khó khăn nhưng việc huy động được vốn từ bên ngoài còn khó hơn. Vốn thu hút từ quỹ nước ngoài ở các làng nghề truyền thống là rất ít, hầu hết là huy động vốn trong nước hoặc tự túc. Việc thu hút vốn từ nước ngoài còn hạn hẹp có thể do nhiều nguyên nhân: do cá nhân hộ gia đình, do lĩnh vực ngành nghề không có tính hấp dẫn, do hình thức quảng bá của địa phương, nhà nước chưa thực sự hiệu quả…

1.3.2.1 Vốn tự có

Là vốn của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Việc sử dụng nguồn vốn này chỉ đủ đề duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ở địa phương, không thể đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất hay mua sắm trang bị kỹ thuật. Nguồn vốn này chiếm khoảng 60% tổng số vốn đầu tư của các chủ thể kinh doanh. Việc sử dụng vốn, tái cơ cấu vốn kém hiệu quả vẫn là lối mòn ở nhiều làng nghề truyền thống Việt Nam.

1.3.2.2 Vốn tín dụng phi chính thức

Vốn tự phát hình thành dưới tác động của quy luật cung cầu. Được huy động bằng các hình thức vay mượn trong gia đình, bạn bè… Hay một số hoạt động huy động khác theo thời kỳ… Với mức lãi suất thỏa thuận giữa 2 bên, hoặc là không có lãi suất.

Là vốn được vay từ các quỹ tín dụng địa phương, các ngân hàng thương mại… Thường thì thủ tục để vay nguồn vốn này khá là phức tạp, và lượng vốn cho vay nhỏ nên hiệu quả của nguồn vốn này còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực của các chủ thể kinh doanh.

Với đặc điểm như trên thì vấn đề đặt ra cho nhà nước, là cần có những chính sách tích cực hơn nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các làng nghề truyền thống vay vốn. Đặc biệt là hỗ trợ, huy động các nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam… Sử dụng, phân phối hiệu quả các khoản vay quốc tế.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỴ (BẮC NINH) (Trang 28 - 30)