Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam canada thực trạng và giải pháp thúc đẩy (Trang 89 - 91)

chế Bởi vậy, để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giụa Việt Nam và Canada lên một tầm cao mới, chúng la cần có nhụng giải pháp cụ thể và khả

3.2.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu

Chúng ta không thể coi nhẹ môi trường pháp lý. N ế u môi trường cạnh tranh không thuận lợi, nếu cạnh tranh không công bằng, không bình đẳng mặc dầu hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, doanh nghiệp xuất khẩu có bề dày k i n h nghiệm, kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi trước hết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoa và của doanh nghiệp,

đồng thời phải tạo lập môi trường pháp lý thuận l ợ i cho doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Bằng chiến lược, k ế hoạch, bằng công cụ quản lý vĩ m ô đựi với nền k i n h tế, kết hợp với việc sử dụng lực lượng vật chất và thông qua định hướng phái triển kinh tế - xã hội, Nhà nước có điều kiện góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoa xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu.

Khoa luận tốt nghiệp

Tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh doanh đòi hỏi phải xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh hoàn chỉnh, thông thoáng. Pháp luật kinh doanh nước ta phải bảo đảm chủ trương phát triển nền k i n h tế thị trường theo

định hướng xã h ộ i chủ nghĩa, đồng thời phải đáp ẩng yêu cầu hội hội nhập quốc tế theo hướng tự do hoa thương mại nói chung, tự do hoa ngoại thương nói riêng tạo hành lang pháp lý thông thoáng, xoa bỏ các lực cản đối với xuất khẩu.

Sự cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng xuất khẩu diễn ra trên thị trường quốc tế. Vì vậy, đế tạo lập môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nước ta cạnh tranh ớ thị trường nước ngoài, cần có sự thoa thuận, cam kết của Chính phủ nước sở tại thông qua các điểu ước song

phương hoặc đa phương. Điều đó thuộc chẩc năng, trách nhiệm của Nhà nước. Nhằm mục tiêu trên, Chính phủ đã ký với Chính phủ nước ngoài những Hiệp

định Thương mại tạo cơ sở cho doanh nghiệp Việt Nam hưởng c h ế độ tối huệ quốc ở thị trường nước bạn. Đ ó là thuận lợi rất quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ của mình ở các nước này. Cùng với việc ký kết các Hiệp định thương mại song phương từ đầu năm 1995, Chính phủ ta đã nộp đơn đề nghị gia nhập WTO. Hệ thống quy tắc W T O bảo

đảm cho các doanh nghiệp các nước thành viên W T O cạnh tranh công khai, công bằng ở thị trường các nước thành viên. Việc gia nhập W T O sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh bình đẳng ở thị trường hầu hết các

nước trên t h ế giới nhưng thực hiện mục tiêu nói trên đòi hỏi phải có thòi gian. Hoàn chỉnh, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật kinh doanh, ký kết các

Hiệp định thương mại, tham gia W T O là diều kiện cần thiết cho việc tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cạnh tranh trên thị trường t h ế giới. Việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, điều ước quốc tế nói trên cũng là một điều kiện không kém phần quan trọng, nhất là trong điều kiện còn có sự tuy tiện trong việc áp dụng pháp luật từ một số cơ quan Nhà nước Việt Nam.

Khoa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam canada thực trạng và giải pháp thúc đẩy (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)