2.2.1. Giới thiệu bài nghiên cứu
Vào cuối những năm 1980 và 1990, các TCTCVM bắt đầu phát triển ở Mỹ với mục tiêu phục vụ thị trường vốn có thu nhập thấp và hỗ trợ phần lớn cộng đồng dân tộc thiểu số. Nhiều tổ chức này chú trọng hoạt động cho vay đến những người chủ doanh nghiệp vi mô có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo do liên bang đánh giá, hay những người làm việc, định cư ở vùng dân tộc thiểu số ... Đến đầu những năm 2000, ở Mỹ đã có hơn 500 tổ chức hỗ trợ cho người chủ doanh nghiệp vi mô.
Sự phát triển nhanh chóng TCVM tại Mỹ có thể được lý giải từ 3 nguyên nhân tổng quát sau. Thứ nhất là sự thay đổi trong chính sách phúc lợi xã hội, tập
10 Theo nghiên cứu của J Jordan Pollinger; John Outhwaite; Hector Cordero-Guzmán. “The Question of Sustainability for Microfinance Institutions”. Journal of Small Business Management. Jan 2007; 45, 1; ABI/INFORM Global. pg. 23 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Số lượng Năm Xu hướng bền vững của các TCTCVM qua các năm 2000-2009 Tổng số TCTCVM TCTCVM bền vững
trung vào việc phát triển kinh tế và tạo việc làm ở cấp độ vĩ mô. Thứ hai, chú trọng vào công việc cũng như kinh doanh tự chủ như là một chiến lược cải thiện đời sống người nghèo. Thứ ba, sự gia tăng dân số do nhập cư từ các nước Châu Á, Mỹ La Tinh, nơi mà chủ doanh nghiệp vi mô rất phổ biến[11]. Những yếu tố này đã tạo ra ưu đãi đặc biệt và các khoản trợ cấp cho hoạt động tín dụng vi mô ở Mỹ. Hầu hết các TCTCVM ở Mỹ được xây dựng như là tổ chức phi lợi nhuận. Và do hạn chế trong quy định cùng nhiều lý do liên quan, các tổ chức này không phải là nơi nhận tiền gửi. Vì vậy, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ, TCTCVM gần đây đang gặp một trở ngại lớn liên quan đến sự bền vững lâu dài.
Để làm rõ vấn đề này, J. Jordan Pollinger cùng cộng sự đã nghiên cứu sự phát triển cũng như phương thức hoạt động hiện nay của các TCTCVM ở Mỹ [12]. Hiện tại thời điểm nghiên cứu, có hai luồng quan điểm về vần đề tín dụng vi mô. Đối với những người ủng hộ tín dụng vi mô thì họ cho rằng khả năng kiếm lời ở thị trường này là khả quan, tuy nhiên, nhiều tổ chức tài chính chính thức vì nhiều lý do nào đó (chẳng hạn như phân biệt hoặc lo sợ ….) đã không khai thác đến. Còn đối với những người theo chủ nghĩa hoài nghi thì họ cho rằng ; do chi phí về thông tin, rủi ro cao từ người đi vay, tỷ lệ hoàn trả thấp, cùng nhiều lý do liên quan khác, tài chính vi mô không đủ nguồn lực để tài trợ cho các khoản vay nhỏ và luôn luôn cần đến sự giúp đỡ từ tiểu bang hay tư nhân.
Thông qua nghiên cứu, J. Jordan Pollinger cùng cộng sự nhận thấy rằng các TCTCVM đang phải đối mặt với một vấn đề lớn, đó là chi phí hoạt động lớn hơn doanh thu. Bằng cách tính toán lãi suất cho vay theo lý thuyết bảo đảm bù đắp hết chi phí, tuy nhiên trong thực tế, lãi suất này của các TCTCVM ở Mỹ là nhỏ hơn. Điều này ngụ ý rằng, TCTCVM đang trợ cấp ngầm cho các chủ doanh nghiệp vi mô. Do đó, TCTCVM cũng cần phải tìm nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động của
[11] Servon, Lisa (1999). Bootstrap Capital: Microenterprises and the American Poor. Trích dẫn từ J Jordan Pollinger; John Outhwaite; Hector Cordero-Guzmán. “The Question of Sustainability for Microfinance Institutions”. Journal of Small Business Management. Jan 2007; 45, 1; ABI/INFORM Global. pg. 23 [12] J Jordan Pollinger; John Outhwaite; Hector Cordero-Guzmán. “The Question of Sustainability for Microfinance Institutions”. Journal of Small Business Management. Jan 2007; 45, 1; ABI/INFORM Global. pg. 23
mình từ những nơi chắc chắn hay từ các quỹ. Trợ cấp tín dụng - là một điều cần thiết vì đây cũng chính là nhiệm vụ của TCTCVM – liên quan mật thiết đến khả năng bền vững tổ chức, và đây cũng là nguyên do tại sao các tổ chức này không tài trợ trực tiếp vào doanh nghiệp vi mô mà sử dụng các biện pháp như cho vay nhỏ giọt, cho vay theo nhóm
2.2.2. Mô hình cho vay của TCTCVM tại Mỹ
Trong phần này tác giả miêu tả quá trình và ước lượng các tham số thực tiễn mà mô hình cho vay vi mô hiện đang được dùng bởi TCTCVM ở Mỹ.
Hình 2.2. Tiến trình thực hiện tín dụng vi mô của các TCTCVM tại Mỹ
Nguồn: “The Question of Sustainability for Microfinance Institutions”. Journal of Small Business Management. Jan 2007; 45, 1; ABI/INFORM Global. pg. 23
Marketing
Marketing là một vấn đề khá quan trọng cho TCTCVM để quảng bá hình ảnh của mình. Marketing giúp TCTCVM tiếp cận tới những người có nhu cầu vay vốn. Bản thân các TCTCVM không nhận các khoản tiền gửi không chính thức trước khi có cái nhìn toàn diện về khách hàng tiềm năng. Họ cần phải thu hút nhiều người đi vay hơn và xây dựng cho mình lượng khách hàng cơ bản. Có nhiều phương pháp marketing như: thu hút cho vay đổi mới đối với những người đi vay hiện tại, marketing đến những khách hàng trong thị trường mục tiêu, quảng cáo đại chúng…
Nghiên cứu sơ bộ
Người nộp đơn sẽ trả lời một danh sách ngắn câu hỏi - xác định xem có đủ tư cách để vay hay không – dưới sự hướng dẫn của TCTCVM. Việc này sẽ giúp TCTCVM xác định những đơn nào có thể chấp nhận.
Phỏng vấn.
Trong buổi phỏng vấn này, mục tiêu chính là xem xét việc vay vốn là có hợp pháp hay không và người đi vay có đủ khả năng trả nợ không. Thống kê dòng tiền là một nhiệm vụ quan trọng, tuy nhiên những dữ liệu này thường bị bên vay cung cấp không đầy đủ, hay thiếu tính chính xác. Kết quả, do có quá nhiều thông tin không được chuẩn hóa, thời gian bỏ qua cho quy trình này không tương xứng với thị trường cho vay chính thức.
Những nhân viên TCTCVM thường giúp đỡ những người đi vay cấu trúc lại tài chính của mình cùng lúc với việc bắt đầu cho vay. Tuy nhiên cũng có nhiều người đi vay đã không yêu cầu sự giúp đỡ kỹ thuật này, do đó dẫn đến càng làm tăng thêm mức độ phức tạp trong việc kinh doanh.
Những người đi vay tín dụng vi mô thường không có tài sản để thế chấp, thay cho điều đó TCTCVM yêu cầu lãi suất cao hơn qua sự đảm bảo từ những người đồng ký tên. Mối quan hệ này có thể được tiếp tục thắt chặt hơn thông qua một khu vực trong đó hoạt động kinh doanh của người nộp đơn bị giám sát. Điều này giúp tích lũy thông tin tuy nhiên cũng gây ra nhiều áp lực về mặt thời gian.
Bảo hiểm và chấp nhận
Bước tiếp theo của quy trình là khoản cho vay sẽ được tiếp tục kiểm tra bởi một nhà bão lãnh, để chắc rằng khoản vay là một bổ sung tích cực vào danh mục đầu tư cho vay.
Sự phát triển các phương pháp tính toán sẽ góp phần cải thiện chất lượng của danh mục đầu tư, tuy nhiên cũng tạo ra chi phí khá lớn. Đối với những khoản cho vay vừa và lớn hơn có một điểm tối ưu về chi phí. Lợi ích cận biên của việc nâng
cao chất lượng danh mục đầu tư là đáng kể so với chi phí cận biên của việc áp dụng tín dụng. Tuy nhiên với những khoản cho vay nhỏ thì không tồn tại điểm cân bằng, TCTCVM có thể giải quyết vấn đề này bằng cách đẩy nhanh thủ tục, cắt giảm chi phí không cần thiết.
Giám sát khoản nợ
Việc giám sát sau khi cho vay là rất quan trọng đối với việc giảm thiểu tổn thất. Trái ngược với quá trình đăng ký tín dụng – cố gắng ngăn chặn trước những vi phạm của người đi vay bằng cách đánh lãi suất cao – giám sát giảm thiểu tác động kinh tế của nợ quá hạn một khi người đi vay đã rơi vào nợ.
Khi tiếp tục cấp tín dụng cho một khách hàng cũ thì sẽ giảm đi chi phí rất nhiều do đã có các số liệu từ các khoản đi vay trước của khách hàng này. Tuy nhiên, điều này tạo thêm thách thức cho nhiều TCTCVM. Họ tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các ngân hàng thương mại chính thống, mà sẽ không cho phép các TCTCVM thu bất kỳ khoản thanh toán thêm nào từ khách hàng.
Chi phí hoạt động
Đối với TCTCVM có thể tự bền vững, mỗi số dư nợ phải đóng góp một lượng tương đương với chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động được định hướng chủ yếu bởi quy mô của danh mục đầu tư cho vay mà TCTCVM đang theo đuổi.
Sau đây là bảng kết quả thu thập được của các tác giả về chi phí hoạt động cần thiết để duy trì một danh mục cho vay bền vững với 5 quy mô danh mục của tổ chức là : $500,000 $1,000,000 ; $5,000,000 ; $10,000,000 ; $20,000,000
Nguồn: “The Question of Sustainability for Microfinance Institutions”. Journal of Small Business Management. Jan 2007; 45, 1; ABI/INFORM Global. pg. 23
Bảng này cho thấy rằng chi phí hoạt động tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ danh mục cho vay phát triển, do đó giảm chi phí phân bổ khi TCTCVM đạt được quy mô. Chẳng hạn, một TCTCVM có danh mục đầu tư $500,000 sẽ phải chịu chi phí gián tiếp chiếm 26% nhưng khi đạt tới danh mục đầu tư $20,000,000 thì TCTCVM chỉ chịu chi phí gián tiếp khoảng 6%. Chi phí gián tiếp đại diện cho chi phí liên quan đến hoạt động chung và không trực tiếp liên kết với bất kỳ loại hình cho vay đơn lẻ.
2.2.3. Phương pháp và kết quả định giá các khoản cho vay
Sau khi đã xem xét sơ bộ mô hình hoạt động của các TCTCVM, J. Jordan Pollinger cùng cộng sự đưa ra công thức nhằm tính toán hiện giá ròng của một khoản vay.
o T t t D t st t Def t c t Def t Del t Del t Main t t F l t Active C r v r c v r P c P c f v r r P V 0 . ln ., . Re ., ., ., ., , 0 1 . . 1 . . . . Trong đó:
V0 : hiện giá ròng của khoản cho vay
rl : lãi suất cho khách hàng vay
rf : lãi suất phải trả của TCTCVM
vt : giá trị dòng tiền tại thời điểm t
cMaint,t : chi phí bảo trì ở thời điểm t
PDel,t * cDel.,t : chi phí thống kê cho việc nợ quá hạn
PDef,t * vt *(1-rrec) : chi phí thống kê cho việc vỡ nợ
Đây được xem là một hàm theo biến rl - lãi suất cho khách hàng vay. Tất nhiên nếu lãi suất này cao thì hiệu quả từ khoản cho vay này là dương và ngược lại. Không những thế, ở đây sẽ có một lãi suất nào đó cân bằng giữa doanh thu và chi phí, còn được gọi là lãi suất trung hòa – đây chính là mục tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận và cũng chính là lợi thế bên cạnh các thị trường vốn khác.
Sau khi sử dụng nhiều phương pháp tính toán, J. Jordan Pollinger cùng cộng sự kết luận rằng: về nguyên tắc, rủi ro và chi phí có thể tính toán đưa vào chi phí, mà điều này có thể dẫn tới một mức lãi suất cao hơn đối với một khoản cho vay có quy mô nhỏ. Tuy vậy, các TCTCVM lại không muốn điều này, họ rất miễn cưỡng khi áp dụng lãi suất như thế vì sẽ tạo thêm áp lực cho người đi vay.
Mục đích của việc định giá này là tìm lãi suất cho khách hàng vay mà tại đó sẽ làm cho VO- hiện giá ròng của khoản cho vay – bằng 0. Điều này có nghĩa là đi tìm lãi suất trung hòa, từ đây đây J. Jordan Pollinger cùng cộng sự sẽ đem so sánh
với lãi suất hiện tại mà TCTCVM đang đưa ra cho khách hàng. Và kết quả không nằm ngoài dự đoán, lãi suất trong thực tế thấp hơn lãi suất trung hòa.
Bên cạnh các yếu tố tác động đến kết quả định giá như chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, doanh thu từ hoạt động … thì nguồn vốn tài trợ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động. Do các tổ chức này như đã đề cập ở phần trên có doanh thu từ việc cho vay không đủ bù đắp chi phí phát sinh, nguồn vốn ngày càng là vấn đề được đề cấp đến như là yếu tố sống còn.
Các TCTCVM thu hút nguồn tài trợ ở nhiều nơi khác nhau, với nhiều chi phí khác nhau như từ tiền trợ cấp, từ tổ chức phi chính phủ … Nhìn tổng quan thì các nguồn vốn này có chi phí khá thấp tạo điều kiện cho các TCTCVM cho vay với lãi suất hỗ trợ cho người nghèo. Tuy vậy, theo J. Jordan Pollinger, đây cũng chưa hẳn là lý do tại sao các TCTCVM ở Mỹ đánh lãi suất thấp hơn cả lãi suất phải trả từ huy động vốn. Nhưng dù gì đi nữa, tính bền vững của tổ chức phụ thuộc rất nhiều đến các nguồn này.
2.2.4. Tính bền vững và tự bền vững của các TCTCVM
Trong các năm qua, nhiều tổ chức phi lợi nhuận và TCTCVM đang gia tăng hoạt động của mình để ngày càng tự bền vững hơn. Tuy nhiên, đôi khi họ chưa xác định rõ tự bền vững nghĩa là gì. Như đã nêu ra ở phần trước, tính bền vững của một TCTCVM là khả năng tổ chức đó cung ứng cho khách hàng các dịch vụ tài chính có lợi nhuận và phát triển lâu dài.
Trong thực tế, TCTCVM hoạt động theo một trong 3 mô hình sau: “tồn tại”, “bền vững”, “tự bền vững”.
Trong mô hình “tồn tại”, các TCTCVM phải luôn đối mặt tới vấn đề làm sao bù đắp chi phí hàng tháng. Nguồn vốn bị chiếm dụng ở đầu năm và không được hoàn trả về như kế hoạch. Rất nhiều TCTCVM và nhiều chương trình TCVM cuối cùng phải rơi vào quy trình giải thể. Và điều này giải thích tại sao trong mô hình này, tỷ lệ phá sản là rất cao.
Hầu hết các TCTCVM đều hoạt động giữa hai mô hình “tồn tại” và “bền vững”. Tức là khả năng bù đắp ngân sách hằng năm thông qua từ thiện hay các khoản trợ cấp bên cạnh thu nhập từ hoạt động cho vay.
Theo định nghĩa của J. Jordan Pollinger cùng cộng sự, “tự bền vững” đối với các tổ chức không chỉ là tồn tại mà còn tạo ra lợi nhuận chỉ hoàn toàn dựa trên hoạt động cho vay và các hoạt động khác liên quan, chứ không phụ thuộc vào các nguồn vốn khác.
“Bền vững” và “Tự bền vững” là hai mô hình mà ngành TCVM đang hướng tới. Vinelli (2002)13 đã đưa ra 5 lý lẽ hổ trợ để giải thích cho điều này:
Thứ nhất, tính bền vững bảo đảm sự tồn tại cho các tổ chức và tiếp tục cung cấp dịch vụ tài chính – mà điều này là nguyện vọng của chủ doanh nghiệp vi mô. Hơn nữa, việc vỡ nợ có thể gia tăng nếu như người đi vay tin rằng người cho vay đang gặp khó khăn, không thể tồn tại lâu dài hay nếu họ tin rằng sẽ không bị trừng phạt từ người cho vay.
Thứ hai, TCTCVM có khả năng thu hút khách hàng mục tiêu là những người không gửi tiền được vào ngân hàng và không tiếp cận được nơi có sản phẩm rẻ hơn.
Thứ ba, những người cho vay truyền thống có thể bị ngăn chặn từ việc cạnh tranh với các tổ chức mà có được các khoản trợ cấp lớn.
Thứ tư, tính bền vững tạo lợi thế huy động thêm nguồn vốn từ nhiền nguồn phong phú hơn.
Và cuối cùng, việc tập trung vào tính tự bền vững sẽ giúp TCTCVM kiểm soát được chi phí. Điều này có thể đi ngược lại với mục tiêu của