Nguồn số liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hướng bền vững trên thế giới (Trang 44 - 45)

Dữ liệu về các TCTCVM được thu thập từ Cổng thông tin tài chính vi mô (Microfinance Information Exchange - MIX). Mẫu khảo sát của bài nghiên cứu bao gồm 469 TCTCVM từ 90 quốc gia trên thế giới trong khoản thời gian từ năm 2000 đến 2004, theo số liệu từ MIX.

Chỉ số tự do kinh tế được lấy từ Tổ chức nghiên cứu và giáo dục Heritage

Foundation (Mỹ). Các quốc gia được đo lường mức độ tự do kinh tế dựa vào 10 chỉ tiêu theo thang điểm 1 – 5. Các chỉ tiêu bao gồm: chính sách thương mại, gánh nặng tài khóa của chính phủ, sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, chính sách tiền tệ, lưu chuyển vốn và đầu tư ra nước ngoài, tài chính ngân hàng, tiền lương và giá cả, quyền sở hữu tài sản, hệ thống pháp lý, và hoạt động của thị trường chợ đen. 19

Chỉ số tự do kinh tế được tính bằng cách lấy điểm trung bình của 10 chỉ tiêu được liệt kê như trên. Theo đó, mức điểm thấp (dưới 2,99) mang ý nghĩa là mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thấp, mức điểm cao (trên 3) hàm ý mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế cao. Một nền kinh tế mà có mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế cao thì chứng tỏ rằng, quốc gia đó có mức độ tư do kinh tế thấp.

19 Theo chỉ tiêu đánh giá mức độ tự do kinh tế của Heritage Foundation vào năm 2006. Hiện nay, các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự do kinh tế đã thay đổi.

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự do kinh tế cũng được đánh giá với thang điểm từ 1-5. Ví dụ như chỉ tiêu Tài chính ngân hàng, nếu nó bằng 1 thì có nghĩa là có rất ít hoặc không có sự can thiệp chính phủ vào hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng, nếu nó bằng 5 thì có nghĩa là chính phủ can thiệp hoàn toàn vào lĩnh tài chính ngân hàng. Còn đối với chỉ tiêu Quyền sở hữu tài sản, nếu chỉ tiêu này bằng 1 có nghĩa là quốc gia này có hệ thống luật pháp mạnh mẽ, ổn định. Nếu bằng 5 có nghĩa là hệ thống luật pháp còn nhiều điều mâu thuẫn, chưa rõ ràng.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hướng bền vững trên thế giới (Trang 44 - 45)