Tính bền vững của một TCTCVM là khả năng tổ chức đó cung ứng cho khách hàng các dịch vụ tài chính có lợi nhuận và phát triển lâu dài. Tính bền vững được đo bằng các tỷ lệ tự bền vững và các hệ số sinh lời. Có ba mức độ bền vững là: tự bền vững về hoạt động OSS (operational self-sustainablity), tự bền vững về tài chính FSS (financial self-sustainablity), và tự bền vững về thể chế ISS (institutional self-sustainablity)6. Hiện nay, mức độ tự bền vững về thể chế không được định lượng hóa nên chỉ số ISS không được nêu ra cụ thể trong bài nghiên cứu nay.
Thứ nhất, Tự bền vững về hoạt động (OSS). Tỷ số tự bền vững về hoạt động OSS thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí hoạt động. Các nhà tài trợ và nhà quản lý TCTCVM sử dụng chuẩn tiêu biểu này để đánh giá xem TCTCVM đã tự trang trải được các chi phí hoạt động của nó bằng thu nhập từ hoạt động hay chưa.
Thu nhập hoạt động
OSS = --- Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Dự phòng rủi ro
Thứ hai, Tự bền vững về tài chính (FSS). Tỷ số tự bền vững về tài chính (FSS) cũng đo lường xem mức độ thu nhập trang trải các chi phí hoạt động của một TCTCVM có điều chỉnh theo lạm phát và loại bỏ tác động của trợ cấp. Các điều chỉnh này nhằm làm rõ tình hình tài chính của một TCTCVM sẽ như thế nào nếu không có các khoản trợ cấp, khi vốn được huy động trên thị trường thương mại,
6 Giovanni FERRO LUZZI; Sylvain WEBER. (2006). “Measuring the Performance of Microfinance Institutions”. http://ssrn.com/abstract=918750
thay vì từ nguồn viện trợ hoặc tài trợ ưu đãi của các nhà tài trợ, và khi tính tới chi phí từ lạm phát. FSS được tính bằng công thức sau:
Thu nhập hoạt động được điều chỉnh
FSS = --- Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh
Thứ ba, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Hai nhóm chỉ tiêu này đo lường mức độ sinh lời trên tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu. Các tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lời của TCTCVM trên một đồng giá trị tài sản hay vốn chủ sở hữu càng lớn. Tuy vậy, nếu tỷ lệ này lớn quá, TCTCVM có thể đang gặp rủi ro khi đầu tư vào các danh mục mạo hiểm có rủi ro cao. ROE và ROA thường được sử dụng chung để đánh giá khả năng sinh lời chung của tổ chức tài chính.
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững của các TCTCVM
Tính bền vững
Tự bền vững về hoạt động OSS Tối thiểu 120% Tự bền vững về tài chính FSS Tối thiểu 100%
ROA Tối thiểu 2%
Nguồn: IFAD (2000)