Nguồn tài trợ cho các TCTCVM hiện nay

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hướng bền vững trên thế giới (Trang 63 - 65)

Hiện nay, các TCVM tại Việt Nam có 3 hình thức huy động vốn: huy động tiết kiệm bắt buộc, huy động tiết kiệm tự nguyện, huy động dưới hình thức đi vay và một số hình thức huy động khác.

Huy động dưới hình thức tiết kiệm bắt buộc. Đây là hình thức chủ yếu áp dụng đối với các TCTCVM bán chính thức. Chỉ có hình thức này mới tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Ngay cả hai tổ chức được xem là phổ biến nhất của TCTCVM bán chính thức là TYM và CEP nhưng tỷ trọng của việc huy động nguồn vồn tiết kiệm tự nguyện cũng chỉ bằng 2% tổng nguồn vốn hoạt động.

Các nguyên nhân dẫn đến việc huy động tiết kiệm kém của các TCTCVM bán chính thức có thể liệt kê ra như sau:

 Thứ nhất là do các TCTCVM này chưa có tạo uy tín, niếm tin sâu rộng trong các thành phần kinh tế khác. Điều này tạo tâm lý e ngại từ các nhà đầu tư trong việc gửi tiền tiết kiệm.

 Thứ hai là nhà nước ta chưa có một cơ sở pháp lý nào cho việc huy động tiết kiệm của các TCTCVM bán chính thức này.

Đối với hình thức huy động tiết kiệm tự nguyện. Các TCTCVM chính thức có thể áp dụng hình thức này. Tuy nhiên, thực sự chỉ có hai tổ chức khá thành công là NHNN&PTNT và QTDND. Bằng chứng tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn của AGRIBANK trung bình là 23,5%/năm, của QTDND là 28,16%, còn của NHCSXH thì giảm mạnh. Tuy vậy, mức huy động tuyệt đối của AGRIBANK là cao nhất, ở thời điểm cuối năm 2009 gấp hơn 10 lần QTDND và hơn 5000 lần so với NHCSXH. Điều này có được do mạng lưới rộng lớn, chính sách huy động linh hoạt và đa dạng, và uy tín mạnh của AGRIBANK trên thị trường nông thôn 28

. Giá trị huy động tiền gửi tiết kiệm của NHCSXH giảm liện tục là do:  Thứ nhất, do tính chất các loại “sản phẩm” mà NHCSXH cung cấp

 Thứ hai, là do mức lãi suất của các khoản tiền gửi tiết kiệm thì khá thấp khó có thể cạnh tranh với mức lãi suất tín dụng của các ngân hàng thương mại.  Thứ ba, do nhận thức của người dân về hình thức hoạt động. Hầu hết, người

dân quan niệm rằng NHCSXH chỉ có nghiệp vụ cung cấp các khoản vay cho những người nghèo và những người thuộc diện chính sách. Chứ không phải là một ngân hàng có đầy đủ các tính chất của một ngân hàng nói chung. Xét về mức độ huy động vốn đối với NHNN&PTNT và QTDND

 Đối với NHNN&PTNT: việc huy động vốn tương đối dễ dàng vì NHNN&PTNT có mức đố phân bố chi nhánh ở khu vực nông thôn và thành thị khá lớn và ngân hàng đảm nhiệm giải ngân cho các dự án mà ngân hàng đang quản lý.

 Đối với QTDND: việc huy động vốn bên ngoài khá khó khăn do địa bàng hoạt động khá bó hẹp, làm cho vấn đề thanh khoản của các QTDND càng trở nên khó khăn.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hướng bền vững trên thế giới (Trang 63 - 65)