2.4.3.1. Phân tích khái quát
Nhiều nghiên cứu gần đây về TCVM cho thấy rằng TCVM có thể giúp làm giảm mức độ nghéo đói vì những doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi nhận được nguồn vốn của TCVM sẽ trở nên tự chủ trong việc kinh doanh và sự phát triển tích cực sẽ của các doanh nghiệp này sẽ đóng góp tích cực trong GDP của đất nước. Tuy nhiên, những TCTCVM vẫn gặp phải khó khăn :
Thứ nhất, bằng cách nào để các TCTCVM có thể xác định những người cực nghèo để phân bổ nguồn vốn trước nguồn vốn có giới hạn của các TCTCVM.22
Thứ hai, thử thách khác của TCTCVM là sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cũng như những nhà đầu tư quốc tế. Khi cho các ngân hàng lớn tham gia đầu tư thì sẽ làm thay đổi những mục tiêu điển hình của tổ chức. Mục tiêu xã hội sẽ dần dần bị thay thế bởi các mục tiêu thương mại. Đó là do các TCTCVM thay đổi sang hình thức các ngân hàng thương mại hoặc là các tổ chức có mục tiêu là lợi nhuận
Mặt khác, Ở Malaysia vốn con người ảnh hưởng đến tính bền vững của các TCTCVM. Ví dụ như KKR khi giảm số lượng những thành viên tự nguyện làm công việc văn phòng thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, ảnh hưởng mạnh nhất đến tính bền vững của TCVM là tính bền vững của nguồn vốn.Vốn thị trường sẽ là cơ sở tạo nên tính bền vững cho TCTCVM.
Theo quan sát, Adesina-Uthman Ganiyat Adejoke nhận thấy rằng các TCTCVM thì không có vốn độc lập và chi phí hoạt động của tổ chức thì nhiều hơn so với ngân hàng. Do đó, việc cố gắng sử dụng những nhà tín dụng và những nhà đầu tư thông qua sự thống nhất của ngân hàng thương mại trong hoạt động của những TCTCVM mà vẫn chưa chuyển đổi sang hình thức ngân hàng thương mại sẽ
22 C.Dunford, “Evidence of Microfinance’s Contribution to Achieving the Millennium Development Goal: Freedom from Hunger”. Trích trích dẫn “Sustainable Microfinance Institutions For Poverty Reduction: Malaysian Experience”
cung cấp những lá chắn bảo vệ trước những rủi ro về tỷ giá. Theo nghiên cứu của Elisabeth and Brian23, số lượng những tổ chức TCTCVM thương mại thì ngày càng gia tăng bởi vì sự chuyển đổi của những tổ chức phi chính phủ thành các tổ chức thương mại và tổ chức nhà nước nhưng có vốn đầu tư của khu vực cá nhân. Những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng số lượng cổ phần và người đi vay trên khắp thế giới được chia sẽ cho các châu Á, Mỹ Latinh, châu Phi và Châu Âu. Những số liệu được trình bày trong biểu đồ 2.4
23 J.,D., P. Copestake, J.P. Fanning, A. McKay, and K.W Revolledo, Monitoring the Diveristy of Poverty Outreach and Impact on Microfinance: A Comparism of Methods Using Data from Peru, Development Policy Review, Vol 23, Number 6,2005, pp 703-23. Trích trích dẫn “Sustainable Microfinance Institutions For Poverty Reduction: Malaysian Experience”
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ phần trăm vốn của các TCTCVM trên thế giới
Hơn nữa, nguồn tài chính bên ngoài phục vụ cho tính bền vững của mô hình của TCTCVM được đề nghị thay thế cho những quỹ tự có của TCTCVM. Theo chương trình cho vay để phát triển BlueOrchard (2006), ngân hàng Morgan Stanley đã sắp xếp cuộc giao dịch lên đến 100 triệu dollars ( Colaterize Loan Obligation - CLO). Mà khoản tiền này được tài trợ bởi những khoản vay không đảm bảo từ 21 TCTCVM trong 13 nước đang phát triển. Sau đó, CLO này lan rộng ra các nước Mỹ Latinh, Đông Âu và Châu Á. Hợp tác với Morgan Stanley trong giao dịch này là ngân hàng phát triển Hà Lan FMO với một nửa là sở hữu nhà nước, nửa kia thuộc về Blue Orchard Finance SA. Mặt khác, cũng có nhiều quỹ khác được thành lập với mục đích là đưa vốn thị trường vào TCTCVM. Chẳng hạn như quỹ Accion Gateway Fund và Africap Microfinance Fund.
Để phân loại độ mạnh yếu của các TCTCVM, các nhà khoa học đã sử dụng mô hình hình chóp (hình 2.3) . Trong đó, những TCTCVM thuộc dạng tốt được xếp vào bậc trên và những TCTCVM chưa trưởng thành còn non kém thì xếp ở dưới đáy của hình chóp. Bởi vì tổ chức TCVM của Malaysia đang trong giai đoạn đầu nên nó vẫn nằm bên dưới hình chóp và không nằm trong các bậc trên cùng của hình chóp. Muốn có sự vững mạnh, TCTCVM ở Malaysia cần lấy mục tiêu bền vững lên
hàng đầu. Sự bền vững của tổ chức được thực hiện thông qua sự bền vững của nguồn vốn. Tuy nhiên, trước khi có được sự bền vững của thị trường vốn, một vài tổ chức phải hi sinh đi mục tiêu xã hội để phục vụ cho mục tiêu thương mại (thương mại hóa hoạt động).
Hình 2.3. Hình chóp thể hiện độ mạnh yếu của các TCTCVM trên thế giới24
Cuối cùng, cần thiết phải có những TCTCVM đã được đánh giá trên thị trường. Do đó nhu cầu thiết yếu là phải thành lập quỹ chuyên đánh giá các TCTCVM. Và quỹ đánh giá được thành lập bởi Quỹ Phát triển Liên Mỹ và Nhóm tư vấn để hỗ trợ người nghèo (CGAP) với mục tiêu xây dựng thị trường để đánh giá các TCTCVM. Đánh giá dịch vụ bằng cách khuyến khích nhu cầu lớn hơn từ TCVM. Điều này tạo điều kiện cho sự đánh giá chuyên nghiệp từ bên ngoài cũng như tăng cường chất lượng cung cấp và cải thiện tính minh bạch về tài chính của các TCTCVM. Làm cơ sở để cải thiện hiệu suất và tăng dòng tài trợ thương mại cho các TCTCVM. Liên minh châu Âu (EU) đã tham gia vào Quỹ Đánh giá từ năm 2005. Vào tháng 11 năm 2007, Quỹ đã đánh giá hơn 425 TCTCVM từ gần 63 quốc gia nhưng trong số đó không có TCTCVM nào của Malaysia. Điều này tiếp tục khẳng định rằng TCVM ở Malaysia tương đối non trẻ trong lĩnh vực này
2.4.3.2. Vấn đề TCVM và thu hẹp sự nghèo đói
Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Tổ chức thông tin TCVM - MIX đã chỉ ra rằng Đông Nam Á là nơi sinh ra TCVM hiện đại và “ngôi nhà lớn của TCTCVM” trong việc cung cấp các dịch vụ. Mặc dù có thành tích này nhưng Malaysia không nằm trong mũi nhọn hàng đầu cùa ngành công nghiệp. Một phần vì thực tế TCVM ở Malaysia kém phát triển và phụ thuộc khá nhiều vào trợ cấp của chính phủ và phi chính phủ. Ngoài ra, có rất ít NHTM tham gia lĩnh vực này. Mặc dù thế nhưng tỷ lệ nghèo đói của Malasia đã giảm đáng kể .
Biểu đồ 2.5. Tình trạng nghèo ở nông thôn trong giai đoạn 1976-2004
Thông qua nghiên cứu tỷ lệ hộ nghèo ở Malaysia theo kế hoạch 5 năm của Malaysia, có thể được quan sát thấy rằng chính phủ đã quyết tâm trong việc giảm nghèo ở khu vực nông thôn và đặc biệt là hầu hết các đô thị thành phố. Như vậy trong năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn là 11,9 % trong 219.700 hộ nghèo. Dấu hiệu khả quan khi so sánh với tỷ lệ hộ nghèo trong ba thập kỷ trước. Ví dụ năm 1976, đó là 50,9% trong 864.100 hộ gia đình nghèo nhưng không có tình trạng cực nghèo. Trong khi đó, năm 2004 đã xảy ra tình trạng cực nghèo với 2,9% trong 53.200 hộ gia đình. Có thể quan sát hình 7 và 8 dưới đây. Tình trạng cực nghèo là vấn đề bắt đầu vào năm 1984 với một con số đáng báo động là 121, 600 hộ.
Biều đồ 2.7. Tình trạng nghèo ở thành phố trong giai đoạn 1976-2004
Trong khi đó, tỷ lệ đói nghèo ở các khu vực đô thị của Malaysia là thấp so với những gì đạt được ở các vùng nông thôn. Năm 2004, tỷ lệ đói nghèo trong khu vực nông thôn là 11,9% trong khi đó khu vực thành thị là 2.5%. Ngoài ra, các trường hợp của người cực nghèo là 2,9% ở khu vực nông thôn và 0,4% ở khu vực thành thị . Hơn nữa, tỷ lệ đói nghèo là 18,7% trong năm 1976 tại các khu vực thành thị với số lượng 111.800 hộ gia đình trong khi đó năm 2004 là 2,5% với 91.600 số hộ gia đình. Tuy nhiên,vào năm 1976 thì tình trạng cực nghèo chiếm tỷ lệ là 0% và không có hộ gia đình được phân loại là hộ cực nghèo nhưng tới năm 2004 là 0,4% trình trạng cực nghèo với 14100 hộ nghèo. Thể hiện thông qua biểu đồ 2.8
Biểu đồ 2.8. Tình trạng cực nghèo ở thành phố trong giai đoạn 1976-2004
2.4.4. Kết luận của tác giả
Thứ nhất, bài nghiên cứu xác định tính bền vững của các TCTCVM ở Malaysia. Bài nghiên cứu khám phá ra rằng hoạt động của TCTCVM theo khuynh hướng của chính phủ vẫn còn tồn tại và điều này có thể làm cho các TCTCVM quá phụ thuộc vào những quỹ cho vay chính phủ, những khoản trợ cấp , những nhà tài trợ và những khoản tài trợ. Điều này, có thể làm cho các TCTCVM của Malaysia không có điều kiện trong việc tạo ra lợi nhuận biên để duy trì tính bền vững của hoạt động. Việc chuyển những TCTCVM tự bền vững sang những tổ chức thương mại có thể dẫn đến sự hội tụ của những ngân hàng thương mại và những TCTCVM. Nó không chỉ tác động đến những TCTCVM chưa trưởng thành trong việc cạnh tranh trên thị trường mà còn có thể gây ra những vấn đề khó khăn hơn trong việc xóa bỏ tận gốc sự nghèo đói. Chính vì việc chuyển từ mô hình tự vững sang mô hình thương mại có thể phá vỡ nhưng mục tiêu xã hội đã được đặt ra bởi những tổ chức này. Và khả năng của họ trong việc giảm nghèo sẽ bị mất đi. Việc có những TCTCVM bền vững càng nhiều ở Malaysia cũng như những vùng khác trong khu vực Đông Nam Á có thể trợ giúp trong việc xóa đi những mối đe dọa của sự nghèo đói, nâng cao sự bền vững về kinh tế. Đường đi lên bậc cao trong top hình chóp của các TCTCVM có thể được thực hiện bằng việc thương mại hóa các hoạt động. Tuy
nhiên, kèm theo đó nó sẽ mang theo những vấn đề thử thách đối với nền kinh tế, sự cạnh tranh về tín dụng vi mô mà có thể làm cho các TCTCVM chưa trưởng thành không thể trụ lại và bị loại ra khỏi thị trường. Mục đích đích giảm nghèo bằng cách cho người nghèo tiếp cận vốn sẽ bị đe dọa nếu như chuyển sang hình thức thương mại.
Thứ hai, việc đạt đến mức tự vững về tài chính thì rất khó. Việc chuyển sang bền vững đòi hỏi những chuyên gia trong ngành thực thụ và sự thay đổi triệt để về cấu trúc tổ chức. Bởi vì việc chuyển dang mô hình bền vững về tài chính đòi hỏi những tổ chức này phải mất thời gian trong việc thu hút nguồn tài trợ bằng phương thức hoạt động hiệu quả, cắt giảm chi phí và vượt qua đáy hình chóp25. Vì vậy, chính phủ Malaysia nên tích cực hơn trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho những người nghèo thông qua nguồn quỹ của TCTCVM bởi vì những người nghèo này không có khả năng trong việc tiếp cận những nguồn trợ cấp , những khoản tài trợ cũng như là những nhà tài trợ. Hơn nữa, bởi vì những TCTCVM Malaysia không thuộc hàng top của hình chóp trong ngành công nghiệp TCVM nên việc khai thác vốn thị trường vốn bền vững không được áp dụng trong giai đoạn này.
Tóm lại, Malaysia nên xem xét lại vấn đề bền vững cũng như đến mục tiêu, kinh tế xã hội và môi trường pháp lý để có thể giúp TCTCVM Malaysia nâng cao vị trí của mình trên trường thế giới.
CHƢƠNG III: BÀI HỌC VÀ GỢI Ý CHO TCTCVM TẠI VIỆT NAM
3.1.Khái quát tình hình các TCTCVM tại Việt Nam.
Việt Nam là một nước có dân số và tỷ lệ người nghèo khá cao26. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cả nước năm 2010 là 21.73%. Lượng người nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn khó có thể tiếp cận với nguồn tín dụng. Đây được xem như là vấn đề “nóng” cần được giải quyết. Để giải quyết vấn đề trên, mô hình TCVM có thể là phương pháp hoàn hảo. Mô hình được du nhập vào Việt Nam vào năm 1987. Không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, mô hình còn cung cấp các mục tiêu xã hội khác…
3.1.1. Các TCTCVM tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Dự án “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông
nghiệp và nông thôn ở Việt Nam” 27
, thì hiện nay tại Việt Nam, hệ thống các TCTD chính thức hoạt động theo Luật các TCTD (tạm gọi là khu vực chính thức) đã phát triển rất nhanh cả về chất và về lượng: Các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lên rất nhanh cùng với sự ra đời của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài; ra đời các mô hình TCTD phi ngân hàng; phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;.... Về cơ bản, hệ thống TCTD Việt Nam đã có sự tham gia của mọi chủ thể kinh tế từ nhà nước, tư nhân và nước ngoài và có thể chia thành 2 nhóm chính:
(i) Ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài (ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài); Ngoài ra còn 02 ngân hàng mang tính chính sách: Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách Xã hội.
[26] Theo thống kê của Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội
http://www.molisa.gov.vn/docs/SLTK/DetailSLTK/tabid/215/DocID/7190/TabModuleSettingsId/496/langua ge/vi-VN/Default.aspx ,truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2011
[27] Dự án “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam” do Nhóm tài chính vi mô Việt Nam thực hiện - http://www.microfinance.vn/
(ii) TCTD phi ngân hàng: các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính; hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và các tổ chức tài chính quy mô nhỏ (đã có khuôn khổ pháp lý, NHNN đang chuẩn bị cấp phép cho ra đời một số tổ chức tài chính quy mô nhỏ).
Hình 3.1 Hệ thống TCTD Việt Nam
Chú giải: *- Vietinbank và Vietcombank đã cổ phần hoá, song nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối nên nhóm nghiên cứu vẫn xếp 2 ngân hàng này vào nhóm NHTM Nhà nước.
**- Các chương trình/dự án TCVM chưa được công nhận là TCTD, hiện nay NHNN đang xem xét để cấp phép cho 3 chương trình/dự án chuyển đổi thành TCTC Quy mô nhỏ (Khi đó mới chính thức là TCTD).
Nguồn: Dự án “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam”
Một khu vực mặc dù không phải là các TCTD chính thức nhưng rất tích cực tham gia vào thị trường tài chính nông thôn mà tập trung chủ yếu vào cung cấp các khoản tín dụng vi mô cho người nghèo và nghèo nhất - đó là các chương trình, dự án TCVM do các tổ chức phi chính phủ (quốc tế và trong nước) tài trợ và các tổ chức TCVM do các tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý (tạm gọi là khu vực bán chính thức). Đến nay, có khoảng 60 tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô nhỏ ở Việt Nam. Và hầu hết các hoạt động này được
H Hệệtthhốốnnggttổổcchhứứccttíínn ddụụnngg Ngân hàng TCTD phi NH 5 NHTM Nhà n-ớc * 1 NHPT,1 NHCSXH 37 NHTM Cổ phần 48 chi nh¸nh NH n-íc ngoµi 5 NH 100% vèn n-íc ngoµi
5 Ng©n hµng liªn doanh Tổ chức tài chính quy mô nhỏ**
(§ang xem xÐt cÊp phÐp)
1 Quü TDND TW 1037 Quü TDND c¬ së 13 C«ng ty cho thuª tµi chÝnh
thực hiện thông qua các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ - cơ quan được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện các hoạt động tín dụng và tiết kiệm. Hai tổ chức TCVM trực thuộc các tổ chức chính trị-xã hội đang hoạt động với