Theo nghiên cứu của Dự án “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông
nghiệp và nông thôn ở Việt Nam” 27
, thì hiện nay tại Việt Nam, hệ thống các TCTD chính thức hoạt động theo Luật các TCTD (tạm gọi là khu vực chính thức) đã phát triển rất nhanh cả về chất và về lượng: Các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lên rất nhanh cùng với sự ra đời của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài; ra đời các mô hình TCTD phi ngân hàng; phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;.... Về cơ bản, hệ thống TCTD Việt Nam đã có sự tham gia của mọi chủ thể kinh tế từ nhà nước, tư nhân và nước ngoài và có thể chia thành 2 nhóm chính:
(i) Ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài (ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài); Ngoài ra còn 02 ngân hàng mang tính chính sách: Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách Xã hội.
[26] Theo thống kê của Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội
http://www.molisa.gov.vn/docs/SLTK/DetailSLTK/tabid/215/DocID/7190/TabModuleSettingsId/496/langua ge/vi-VN/Default.aspx ,truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2011
[27] Dự án “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam” do Nhóm tài chính vi mô Việt Nam thực hiện - http://www.microfinance.vn/
(ii) TCTD phi ngân hàng: các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính; hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và các tổ chức tài chính quy mô nhỏ (đã có khuôn khổ pháp lý, NHNN đang chuẩn bị cấp phép cho ra đời một số tổ chức tài chính quy mô nhỏ).
Hình 3.1 Hệ thống TCTD Việt Nam
Chú giải: *- Vietinbank và Vietcombank đã cổ phần hoá, song nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối nên nhóm nghiên cứu vẫn xếp 2 ngân hàng này vào nhóm NHTM Nhà nước.
**- Các chương trình/dự án TCVM chưa được công nhận là TCTD, hiện nay NHNN đang xem xét để cấp phép cho 3 chương trình/dự án chuyển đổi thành TCTC Quy mô nhỏ (Khi đó mới chính thức là TCTD).
Nguồn: Dự án “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam”
Một khu vực mặc dù không phải là các TCTD chính thức nhưng rất tích cực tham gia vào thị trường tài chính nông thôn mà tập trung chủ yếu vào cung cấp các khoản tín dụng vi mô cho người nghèo và nghèo nhất - đó là các chương trình, dự án TCVM do các tổ chức phi chính phủ (quốc tế và trong nước) tài trợ và các tổ chức TCVM do các tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý (tạm gọi là khu vực bán chính thức). Đến nay, có khoảng 60 tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô nhỏ ở Việt Nam. Và hầu hết các hoạt động này được
H Hệệtthhốốnnggttổổcchhứứccttíínn ddụụnngg Ngân hàng TCTD phi NH 5 NHTM Nhà n-ớc * 1 NHPT,1 NHCSXH 37 NHTM Cổ phần 48 chi nh¸nh NH n-íc ngoµi 5 NH 100% vèn n-íc ngoµi
5 Ng©n hµng liªn doanh Tổ chức tài chính quy mô nhỏ**
(§ang xem xÐt cÊp phÐp)
1 Quü TDND TW 1037 Quü TDND c¬ së 13 C«ng ty cho thuª tµi chÝnh
thực hiện thông qua các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ - cơ quan được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện các hoạt động tín dụng và tiết kiệm. Hai tổ chức TCVM trực thuộc các tổ chức chính trị-xã hội đang hoạt động với định hướng chuyên nghiệp và chiếm thị phần lớn trong khu vực này là Quỹ Tình thương (Quỹ TYM) thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm thuộc Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh (CEP-TP HCM).
Ngoài ra, trong thị trường tài chính nông thôn Việt Nam hiện vẫn còn tồn tại các quan hệ tài chính không chính thức, hoạt động tự phát, dựa trên thỏa thuận của hai hoặc một nhóm người như quan hệ vay mượn giữa người thân, bạn bè, cho vay nặng lãi, mua bán chịu, các hình thức họ, hụi, cầm đồ, dịch vụ giữ tiền ở các chợ nông thôn...Tại nông thôn Việt Nam, các dịch vụ tài chính không chính thức tồn tại ở hầu hết các thôn xã, đáp ứng một phần nhu cầu của cư dân nông thôn nhất là nhu cầu thời vụ.