Dựa trên các cơ sở phân tích như đã nêu trên, ta có thể nói rằng môi trường kinh tế thực sự có ảnh hưởng đến tính bền vững của các TCTCVM. Cụ thể, mức độ can thiệp càng sâu của chính phủ vào nền kinh tế và vào hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ càng làm giảm tính hiệu quả hoạt động bền vững của các TCTCVM.
Hiện nay, để đánh giá mức độ can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, Tổ chức nghiên cứu và giáo dục Heritage Foundation đã đưa ra chỉ tiêu
Tự do tài chính. Chỉ tiêu này là một trong 10 chỉ tiêu để đánh giá mức độ tự do kinh
tế của một quốc gia. Theo Heritage Foundation, Tự do tài chính là một chỉ tiêu đo lường hiệu quả của hệ thống tài chính ngân hàng, hoặc cũng có thể xem là chỉ số đo lường sự kiểm soát và can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mức độ tư do tài chính càng thấp thì sự can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tài chính càng cao. Khi đó, các ngân hàng và tổ chức tài chính thuộc sỡ hữu nhà nước sẽ làm giảm tính cạnh tranh trong thị trường vốn, chất lượng của các dịch vụ tài chính sẽ không hoàn hảo, và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng không cao. Và lĩnh vực tài chính vi mô cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.
Theo đánh giá của Heritage Foundation, mức độ tự do tài chính của Việt Nam hiện nay đạt ở mức 30 điểm29, thấp so với mức trung bình của thế giới. Điều này phản ánh sự can thiệp của chính phủ có tầm ảnh hưởng rộng đến hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nguồn vốn phân bổ cho tín dụng sẽ bị hạn chế. Điều này có thể hạn chế sự phát triển bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam như đã phân tích bên trên. Do đó, chính phủ cần phải tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển lĩnh vực tài chính nói chung, cũng như lĩnh vực TCVM nói riêng tại Việt Nam.