2.3.3.1. Giới thiệu mô hình
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu xác định các nhân tố có tác động đến khả năng hoạt động. Mô hình thuật toán tổng quát của bài nghiên cứu có dạng:
Yijt = α + β.Xjt +Г.Zijt + εijt (1) Trong đó:
Yijt : chỉ số tự bền vững về hoạt động của TCTCVM i tại quốc gia j trong thời gian t.
Xjt : mức độ tự do kinh tế của quốc gia j trong thời gian t.
Zijt : vector các biến độc lập củaTCTCVM i tại quốc gia j trong thời gian t.
Mô hình tổng quát (1) có thể được triển khai bằng các biến cụ thể có tác động đến mức độ tự do kinh tế. Các biến triển khai ra ở đây bao gồm 10 chính sách của chính phủ và các nhân tố môi trường kinh tế như chính sách thương mại, gánh nặng tài khóa của chính phủ, sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, chính sách tiền tệ, lưu chuyển vốn và đầu tư ra nước ngoài, tài chính ngân hàng, tiền lương và giá cả, quyền sở hữu tài sản, hệ thống pháp lý, và hoạt động của thị trường chợ đen. Ta có mô hình mới sau khi triển khai các biến:
Yijt = α + β1.X1jt + β2.X2jt + … + β10.X10jt +Г.Zijt + εijt (2) Trong đó:
Yijt : vẫn là chỉ số tự bền vững về hoạt động của TCTCVM i tại quốc gia j trong thời gian t.
X1jt đến X10jt : Các biến độc lập đo lường mức độ tự do kinh tế của quốc gia j trong thời gian t.
Zijt : vector các biến độc lập củaTCTCVM i tại quốc gia j trong thời gian t.
Bảng 2.3. Các biến có trong mô hình (1) và (2)18
Nhóm biến Tên biến Hệ số β kỳ
vọng
Yijt Tự bền vững về hoạt động - OSS
Nhóm biến đặc trưng
của
TCTCVM Zijt
Tổng vốn đầu tư cho vay > 0
Tỷ lệ phần trăm dư nợ cho vay có trễ hạn lớn
hơn 30 ngày trên tổng vốn đầu tư cho vay < 0
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản - ROA > 0
Tỷ số người đi vay trên số nhân viên > 0
Số người đi vay thực > 0
Nhóm biến Môi trường
kinh tế
Xjt Mức độ tự do hóa kinh tế <0
X1jt Chính sách thương mại < 0
X2jt Gánh nặng tài khóa của chính phủ < 0
X3jt Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế < 0
X4jt Chính sách tiền tệ < 0
X5jt Lưu chuyển vốn và đầu tư ra nước ngoài < 0
X6jt Tài chính ngân hàng < 0
X7jt Tiền lương và giá cả < 0
X8jt Quyền sở hữu tài sản < 0
X9jt Hệ thống pháp lý < 0
X10jt Hoạt động của thị trường chợ đen < 0
Trong nhóm biến đặc trưng của TCTCVM, hệ số β kỳ vọng của các biến dư nợ tín dụng, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ số người đi vay trên tổng số nhân viên, và số người đi vay thực đều dương. Tức là, khi giá trị các biến trên tăng lên thì sẽ
làm tăng tính bền vững của các TCTCVM. Trong khi đó, hệ số β kỳ vọng của biến tỷ lệ phần trăm dư nợ cho vay có trễ hạn trên 30 ngày trên tổng dư nợ tín dụng thì âm, điều này có nghĩa là mức độ rủi ro càng cao sẽ làm gia tăng chi phí và giảm đi tính bền vững của các TCTCVM
Đối với nhóm biến môi trường kinh tế, thang điểm đánh giá cho các biến trong nhóm này là từ 1-5. Giá trị của mỗi biến thuộc nhóm này càng cao, thì có nghĩa là mức độ tự do kinh tế tại quốc gia đó thấp. Do đó, hệ số β kỳ vọng của mỗi biến này là âm, tức là mức độ tự do kinh tế thấp sẽ làm giảm tính bền vững của các TCTCVM.
2.3.3.2. Nguồn số liệu nghiên cứu
Dữ liệu về các TCTCVM được thu thập từ Cổng thông tin tài chính vi mô (Microfinance Information Exchange - MIX). Mẫu khảo sát của bài nghiên cứu bao gồm 469 TCTCVM từ 90 quốc gia trên thế giới trong khoản thời gian từ năm 2000 đến 2004, theo số liệu từ MIX.
Chỉ số tự do kinh tế được lấy từ Tổ chức nghiên cứu và giáo dục Heritage
Foundation (Mỹ). Các quốc gia được đo lường mức độ tự do kinh tế dựa vào 10 chỉ tiêu theo thang điểm 1 – 5. Các chỉ tiêu bao gồm: chính sách thương mại, gánh nặng tài khóa của chính phủ, sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, chính sách tiền tệ, lưu chuyển vốn và đầu tư ra nước ngoài, tài chính ngân hàng, tiền lương và giá cả, quyền sở hữu tài sản, hệ thống pháp lý, và hoạt động của thị trường chợ đen. 19
Chỉ số tự do kinh tế được tính bằng cách lấy điểm trung bình của 10 chỉ tiêu được liệt kê như trên. Theo đó, mức điểm thấp (dưới 2,99) mang ý nghĩa là mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thấp, mức điểm cao (trên 3) hàm ý mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế cao. Một nền kinh tế mà có mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế cao thì chứng tỏ rằng, quốc gia đó có mức độ tư do kinh tế thấp.
19 Theo chỉ tiêu đánh giá mức độ tự do kinh tế của Heritage Foundation vào năm 2006. Hiện nay, các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự do kinh tế đã thay đổi.
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự do kinh tế cũng được đánh giá với thang điểm từ 1-5. Ví dụ như chỉ tiêu Tài chính ngân hàng, nếu nó bằng 1 thì có nghĩa là có rất ít hoặc không có sự can thiệp chính phủ vào hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng, nếu nó bằng 5 thì có nghĩa là chính phủ can thiệp hoàn toàn vào lĩnh tài chính ngân hàng. Còn đối với chỉ tiêu Quyền sở hữu tài sản, nếu chỉ tiêu này bằng 1 có nghĩa là quốc gia này có hệ thống luật pháp mạnh mẽ, ổn định. Nếu bằng 5 có nghĩa là hệ thống luật pháp còn nhiều điều mâu thuẫn, chưa rõ ràng.
2.3.3.3. Kết quả kiểm định
Các số liệu cho mô hình nghiên cứu này được thu thập từ các nguồn được công bố rộng rãi, như Microfinance Information Exchange (MIX), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chỉ số đo lường mức độ tự do kinh tế của Heritage Foundation. Mẫu khảo sát của bài nghiên cứu bao gồm 469 TCTCVM từ 90 quốc gia trên thế giới trong thời kỳ từ năm 2000 đến 2004. Có khoản hơn 1500 quan sát của tất cả các biến. Kết quả hồi qui dựa trên 1076 quan sát do có một số dữ liệu không thu thập được từ các TCTCVM.
Bảng 2.4. Kết quả hồi qui mô hình (1)
Nguồn: Peter Crabb. “Economic Freedom And The Success Of Microfinance Institutions”. Journal of Developmental Entrepreneurship; Jun 2008; 13, 2; ABI/INFORM Global. pg. 205
Kết quả hồi qui mô hình (1) cho thấy rằng, toàn bộ mô hình có ý nghĩa thống kê (p-value <10%). Và ta thấy rõ ràng biến Tự do kinh tế (Score indicator variable) có tác động đến tính bền vững của các TCTCVM. Tuy nhiên, mức ý nghĩa thống kê của biến Tự do kinh tế gần bằng 10%. Mức ý nghĩa thấp của biến Tự do kinh tế cho ta biết rằng cách đo lường tác động đến tính bền vững của TCTCVM chỉ thông qua 1 biến tổng hợp duy nhất thì sẽ không thấy được nhân tố chính sách nào là quan trọng, có ảnh hưởng thực sự đến các TCTCVM.
Chúng ta sẽ xem xét mô hình (2) được triển khai ra thêm 10 biến chính sách kinh tế.
Bảng 2.5. Kết quả hồi quy mô hình (2)
Nguồn: Peter Crabb. “Economic Freedom And The Success Of Microfinance Institutions”. Journal of Developmental Entrepreneurship; Jun 2008; 13, 2; ABI/INFORM Global. pg. 205
Kết quả hồi qui mô hình 2 cho thấy rằng, trong 10 biến thuộc nhóm Tự do kinh tế thì chỉ có 4 biến có mức ý nghĩa thống kê (p-value <5%). Và trong 4 biến đó
thì có 2 biến có hệ số β dương là Chính sách thương mại và Chính sách tiền tệ. Tức là ở những quốc gia có mức tự do kinh tế càng thấp thì nhân tố Chính sách thương
mại và Chính sách tiền tệ sẽ làm tăng mức bền vững. Trường hợp này có thể xảy ra
tại một số khu vực đặc biệt. Nếu toàn bộ mức độ tự do kinh tế được cải thiện theo thời kỳ của mẫu, thì điều này có thể đúng. Tức là các TCTCVM thành công tại những nơi mà chính sách thương mại chưa được mở rộng và chính sách tiền tệ chưa thể kiểm soát được lạm phát.
Và 2 biến còn lại có hệ số β âm là Sự can thiệp của chính phủ và Tài chính ngân hàng. Như đã nêu ra ở phần cơ sở lý luận, tại một quốc gia với mức độ tự do
kinh tế thấp, trong vai trò quản lý thị trường, chính phủ sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân. Và kết quả là làm cho hiệu quả hoạt động bền vững của các TCTCVM giảm xuống. Giá trị của biến Tài chính ngân hàng càng cao cũng làm giảm tính bền vững. Khi đó, chính phủ sẽ kiểm soát việc phân bổ tín dụng, việc hình thành các ngân hàng mới sẽ khó khăn, và một số bằng chứng cho thấy có sự tham nhũng ở đây. Và do đó, sự can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tài chính làm cho các TCTCVM khó khăn trong việc cho người nghèo vay.
2.3.4. Kết luận của Peter R. Crabb
Hiện nay, tính bền vững là một trong những mục tiêu cần thiết trong dài hạn của tất cả TCTCVM trên thế giới. Các TCTCVM không còn phụ thuộc vào các nguồn vốn trợ cấp từ chính phủ để tăng trưởng. Thực tế, có nhiều nhân tố đóng góp và khả năng đạt được mục tiêu bền vững của TCTCVM, và trong đó, môi trường kinh tế là một nhân tố rất quan trọng.
Một trong những nhiệm vụ của TCTCVM là cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ, đóng góp vào quá trình cải thiện chất lượng đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, các chủ doanh nghiệp nhỏ phải được đầu tư phát triển mà không có sự cản trở nào.
Kết quả nghiên cứ từ số mẫu lớn TCTCVM trong các năm qua đã cho thấy rằng, chính phủ phải tạo môi trường kinh tế thuận lợi nhất nếu muốn TCTCVM đạt được mục tiêu và phá vỡ vòng nghèo lẫn quẫn. Có 2 nhân tố quan trọng là sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nếu chính phủ càng can thiệp vào nền kinh tế, và đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng, thì khi đó, các TCTCVM sẽ ít có khả năng đạt được mục tiêu bền vững. Các nhà hoạch định chính sách đã thừa nhận sự tin tưởng của họ vào TCTCVM về sự phát triển kinh tế, và do đó họ phải thiết lập chính sách kinh tế vĩ mô để phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ để thực hiện sự tự do trong cạnh tranh và hoạt động.
2.4. Tính bền vững của TCTCVM và hiệu quả giảm nghèo - Kinh nghiệm từ Malaysia 20 Malaysia 20
Như đã phân tích ở trên, tính bền vững của các TCTCVM chịu ảnh hưởng của yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài . Và một TCTCVM hoạt động càng bền vững thì hiệu quả xóa đói giảm nghèo kèm theo càng tăng. Riêng đối với Malaysia, các TCTCVM chưa thực sự bền vững nhưng nó có vẫn có khả năng trong việc xóa đói giảm nghèo.
2.4.1. Giới thiệu bài nghiên cứu
Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng các TCTCVM ở châu Á đang hoạt động tốt hơn các nước Đông Âu. Tuy nhiên, các TCTCVM tại Malaysia lại không thành công nhiều trong phương diện này. Để tìm hiểu điều này, Morgan Stanley – một ngân hàng đầu tư tại Mỹ đã tập hợp số liệu và phân tích dữ liệu thứ cấp, và đưa ra một kết luận quan trọng. Kết quả cho thấy thực sự các TCTCVM tại Malaysia không tự bền vững. Nguyên nhân đưa ra là do các TCTCVM tại Malaysia phụ thuộc khá nhiều vào các nguồn trợ cấp chính phủ, các nguồn từ thiện tại địa phương và tiết kiệm từ các thành viên. Mặc dù vậy, tỉ lệ nghèo đói ở Malaysia đã giảm xuống trong năm 2004. Để kiểm tra nhận định này, Adesina-Uthman Ganiyah A tại Đại
20 Adesina-Uthman Ganiyat Adejoke. “Sustainable Microfinance Institutions For Poverty Reduction: Malaysian Experience”. OIDA International Journal of Sustainable Development (2010); 02:04; pg. 47-56
học Putra, Malaysia đã thực hiện bài nghiên cứu về vấn đề “Tính bền vững của tổ chức TCVM và thu hẹp sự nghèo đói: kinh nghiệm Malaysia”. Bài nghiên cứu phân tích khá rõ những vấn đề còn tồn đọng ở Malaysia.
Mặt khác, trong những năm gần đây, hoạt động của tín dụng vi mô đã trở nên quá phổ biến và những TCTCVM đã tăng số lượng gấp đôi. Trong vòng bốn thập niên vừa qua, những cố gắng, nổ lực của các tổ chức này đã thúc đẩy việc chính thức hóa dịch vụ tài chính dành cho người nghèo. Và các tổ chức này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng. Những thành công của ngành công nghiệp này trong thời gian gần đây đã thu hút các ngân hàng đầu tư quốc tế và những người cho vay. Những doanh nhân thành công như Bill Gates, Pierre Omydiar (người sáng lập eBay) đang tích cực tham gia vào hoạt động này. Các ngân hàng lớn trên thế giới như Citigroup, Deutsche Bank, các ngân hàng thương mại như HSBC, ING, ABN AMRO và Morgan Stanley cũng đã bước vào ngành công nghiệp này. Điều này làm gia tăng nguồn vốn tài trợ cho các TCTCVM tại Malaysia. Đó chính là cơ sở để làm tăng tính bền vững của các TCTCVM tại nước này. Thật vậy, tính bền vững của tổ chức TCVM trở thành điều kiện tiên quyết trong việc đáp nhu cầu tín dụng vi mô chi người nghèo. Do đó, mục tiêu của bài nghiên cứu này là để kiểm tra tình trạng TCVM ở Malaysia, mức độ tiếp cận đến các hộ nghèo và đặc biệt xem xét đến nguồn tài trợ bền vững của các TCTCVM.
2.4.2. Khái quát tình hình TCTCVM ở Malaysia2.4.2.1. Các TCTCVM tại Malaysia 2.4.2.1. Các TCTCVM tại Malaysia
Tổ hợp tác tín dụng nhân dân Koperasi Kredit Rakyat ( KKR) là một tổ chức có nguồn vốn thuộc vào tiền tiết kiệm của các thành viên để duy trì hoạt động của nó.
Tổ chức phi chính phủ Amanah Ikhtiar Malaysia (AIM) và Tabung Ekonomi Kumpula Usahawan Nasional (TEKUN) là những quỹ chuyên phục vụ cho những chủ doanh nghiệp vi mô.
Hai tổ chức phi chính phủ này và Pembiayaan Kredit Mikro of Bank Pertanian Malaysia (BMP-ngân hàng nông nghiệp Malaysia) phụ thuộc vào nguồn trợ cấp chính phủ. Nguồn tài trợ của AIM thì không tính lãi với khách hàng mục tiêu là phụ nữ. Các nguồn từ thiện và tiết kiệm từ địa phương chính là nguồn quỹ chính của các TCTCVM này. Việc cung cấp các dịch vụ tín dụng vi mô sâu rộng cần nguồn tài trợ bền vững ngoài nguồn tiết kiệm địa phương và nguồn trợ cấp của chính phủ, như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho người nghèo.
2.4.2.2. Điểm lại tình hình tổ chức TCVM
Thứ nhất, TCTCVM ở Malaysia được cho là đang ở giai đoạn “sơ khai”, sự tham gia chủ động của chính phủ đóng vai trò rất quan trọng đạc biệt trong việc nâng cao việc tiếp vốn cho những doanh nghiệp vi mô và hộ gia đình có thu nhập thấp. Do đó, khung hướng hiện tại của chương trình TCVM ở Maylaysia là cung cấp những khoản tài chính cho các doanh nghiệp vi mô với mức chi phí thấp. Sự tham gia chủ động của chính phủ thông qua chương trình tín dụng trực tiếp. Chương trình này được vận hành theo cách chính phủ và ngân hàng trung tâm cung cấp nhưng quỹ tài trợ thông qua hai ngân hàng là ngân hàng phát triển nông nghiệp và ngân hàng tiết kiệm quốc gia đến những nhóm mục tiêu được chọn và những hộ gia đình có thu nhập thấp. Và có công ty đảm bảo tín dụng tạo điều kiện trong việc cung cấp các khoản vay cho các doanh ngiệp nhỏ bằng cách đảm bảo 100% cho các ngân hàng trong việc cung cấp khoản vay.21
Thứ hai, những TCTCVM đáng chú ý ở Malaysia được biết đến do việc cung cấp tài chính vi mô cho người nghèo trong nền kinh tế. Đó là KKR, AIM, BPM,