Tình hình chung giáo dục Như Xuân

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trường THCS huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 52 - 54)

7. Điểm mới của đề tài

1.7.3.1. Tình hình chung giáo dục Như Xuân

Trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các ngành và sự quyết tâm của đội ngũ nhà giáo, giáo dục Như Xuân đã gặt hái được nhiều thành tựu về quy mô và chất lượng giáo dục. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học được tăng cường cả về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Công tác chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, luân chuyển cán bộ quản lý và giáo viên được thực hiện có hiệu quả. Kỹ cương nề nếp được giữ vững. Đội ngũ giáo viên từng bước nâng cao nhận thức vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự phát triển toàn diện của huyện nhà.

Bảng 1: Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên trên địa bàn huyện Như Xuân năm học 2012 – 2013

Bậc học Cán bộ, giáo viên

Tổng số SLĐạt chuẩnTỉ lệ % SLDưới chuẩnTỉ lệ %

Mầm non 454 454 100% 0 0

Tiểu học 425 425 100% 0 0

THCS 432 432 100% 0 0

THPT 107 107 100% 0 0

TTGDTX 14 14 100% 0 0

Đối với học sinh được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ của Chính phủ như: Nghị định Số: 49/2010/NĐ-CP Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015; Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 85/2010/QĐ- TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và Trường phổ thông dân tộc bán trú và sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành đã góp phần cho ngành Giáo dục và đào tạo huyện Như Xuân ngày càng phát triển: Mạng lưới trường lớp được giữ vững, cơ sở vật chất ngày được tăng cường, sĩ số học sinh duy trì, chất lượng được nâng lên, nhu cầu học tập của học sinh được tăng lên.

Tính đến tháng 5 năm học 2012 – 2013 huyện Như Xuân có 18 trường Mầm non với 205 lớp; 19 trường Tiểu học với 271 lớp; 19 trường THCS (trong đó có 1 trường THCS DTNT) với 136 lớp; 2 trường THPT với 51 lớp và 1 TTGDTX với 8 lớp.

Bảng 2:Quy mô trường, lớp, học sinh trên địa bàn huyện Như Xuân năm học 2012 – 2013 Bậc học Số trường Số lớp Số học sinh Mầm non 18 205 3945 Tiểu học 19 271 5260 THCS 19 136 3910 THPT 2 51 1918 TTGDTX 1 8 180

Qua thống kê, điều tra tôi thấy Giáo dục - Đào tạo của huyện Như Xuân do đặc thù của huyện nên có những thuận lợi và hạn chế sau:

* Thuận lợi:

- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương và sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa.

- Được thụ hưởng các chương trình của Chính phủ về kiến cố hóa trường lớp học và các chế độ cho học sinh.

- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về bằng cấp, trẻ, khỏe nhiệt tình. - Cơ sở vật chất ngày được tăng cường.

Kết quả:

Chất lượng và hiệu quả giáo dục:

- Về đạo đức: Thực hiện tốt chương trình giáo dục đạo đức thông qua dạy học và các hoạt động xã hội nên đến năm 2012 số học sinh vi phạp pháp luật và tệ nan xã hội đã giảm rất nhiều.

- Về chất lượng văn hóa: Ở các bậc học trong những năm qua có bước phát triển tốt, chất lượng đại trà được giữ vững và chất lượng mũi nhọn được tăng lên đáng kể, năm 2010 - 2011 có 7 em học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh, năm 2011 - 2012 có 9 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh, năm 2012 - 2013 có 13 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi Tỉnh.

- Về giáo dục thể chất: Hoạt động giáo dục thể chất tiếp tục được duy trì và phát triển, các đội điền kinh, cờ vua, cầu lông, bóng chuyền...được thành lập ở 70% trường Tiểu học, THCS và THPT.

- Đoàn vận động viên (TH, THCS) dự hội khỏe phù động cấp Tỉnh có 8 em đạt từ giải nhất đến giải 3 (năm 2011)

* Đội ngũ:

- Đủ về số lượng giáo viên cho các bậc học.

- Trình độ trên chuẩn bậc Tiểu học trên 70%, bậc THCS trên 60%, bậc Mầm non trên 30%.

- Trên 40% cán bộ, giáo viên sử dụng thành thảo máy vi tính và các phần mềm ứng dụng cho dạy học.

* Cơ sở vật chất:

Trên 80% trường lớp học kiên cố.

* Khó khăn:

- Điều kiện địa lý của huyện không thuận lợi về giao thông mặt bằng của trường lớp, phân bố xa nhau nên việc giao lưu còn hạn chế

- Số giáo viên thiếu nhiều và bộ phận chưa hợp lý. Các chế độ của giáo viên chưa được đảm bảo kịp thời đầy đủ.

- Giáo viên miền xuôi lên chưa an tâm công tác, đầu tư cho chuyên môn chưa cao, chưa sâu.

- Trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học một số trường còn thiếu thốn, giáo viên chưa đủ sách giáo viên, tài liệu tham khảo, nhất là các loại sách về nội dung đổi mới phương pháp dạy học.

- Một số giáo viên vùng cao, đời sống còn khó khăn nên có hạn chế đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trường THCS huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w