7. Điểm mới của đề tài
2.4.2.1. Bài tập trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Tính chất hoá học của oxi là: A. Tác dụng với kim loại B. Tác dụng với phi kim C. Tác dụng với hợp chất
D. Tác dụng với kim loại, tác dụng với phi kim, tác dụng với hợp chất
Câu 2: Sự oxi hóa là:
A. Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại. B. Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim.
C. Sự tác dụng của oxi với 1 chất.
D. Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học.
Câu 3: Sự cháy là:
A. Sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
B. Sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng C. Sự oxi hoá không toả nhiệt và phát sáng
D. Sự oxi hoá chậm có toả nhiệt và phát sáng
Câu 4: Sự oxi hoá chậm là:
A. Sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
B. Sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng C. Sự oxi hoá không toả nhiệt và phát sáng
D. Sự cháy có toả nhiệt và phát sáng
Câu 5: Phản ứng hoá hợp là:
A. Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu
B. Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo ra từ 2 hay nhiều chất sản phẩm
C. Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới D. Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất tham gia được tạo ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu
Câu 6: Phản ứng phân huỷ là:
A. Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu
B. Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất ban đầu tạo ra 2 hay nhiều chất tham gia.
C. Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới D. Là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất tham gia được tạo ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu
Câu 7: Oxit là:
A. Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác
C. Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó. D. Hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là phi kim
Câu 8: Cho các oxit sau: CO2, SO2, Fe2O3, P2O5, K2O. Trong đó có: A. Hai oxit axit và 3 oxit bazơ
B. Ba oxit axit và 2 oxit bazơ C. Một oxit axit và 4 oxit bazơ D. Bốn oxit axit và 1 oxit bazơ
Câu 9: Cho oxit sau: Al2O3. Cách gọi tên đúng là: A. DiNhôm TriOxit
B. Nhôm (III) Oxit C. Nhôm Oxit D. Nhôm 3 Oxit
Câu 10 : Một oxit của Lưu huỳnh có khối lượng mol là 64 gam và có thành phần % của lưu huỳnh trong đó là 50%. Công thức hoá học của oxit đó là:
A. SO2 B. SO3 C. S2O D. SO4
Câu 11: Một oxit của Lưu huỳnh có khối lượng mol là 80 gam và có thành phần % của lưu huỳnh trong đó là 40%. Công thức hoá học của oxit đó là:
A. SO2 B. SO3 C. S2O D. SO4
Câu 12: Một oxit của Photpho có khối lượng mol là 142 gam và có thành phần % của photpho trong đó là 43,66%. Công thức hoá học của oxit đó là:
A. P2O5 B. PO3 C. P2O3 D. PO4
Câu 13: Khi cho 3,1 gam Photpho tác dụng vừa đủ với Oxi, lượng P2O5 tạo thành sau phản ứng là:
A. 6,2 gam B. 7,1 gam C. 12,6 gam D. 14,2 gam
Câu 14: Để điều chế được 9,6 gam Oxi trong phòng thí nghiệm, người ta cần phải dùng bao nhiêu gam KClO3?
A. 122,5 gam B. 24,5 gam C. 36,75 gam D. 87,35 gam
Câu 15: Để điều chế được 9,6 gam Oxi trong phòng thí nghiệm, người ta cần phải dùng bao nhiêu gam KMnO4?
A. 122,5 gam B. 55,2 gam C. 36,75 gam D. 94,8 gam