Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trường THCS huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 38)

7. Điểm mới của đề tài

1.4.7.2. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)

* Khái niệm: Vấn đáp là phương pháp hỏi và đáp. GV tổ chức cho HS học tập thông qua sử dụng hệ thống câu hỏi và trả lời. Câu hỏi được sắp xếp theo một chủ đề từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để dẫn HS đến mục tiêu là nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng.

- Nghệ thuật đặt câu hỏi của GV: Biết đặt câu hỏi và tăng thêm tính phức tạp, tính khó khăn của câu trả lời là một trong những thói quen sư phạm quan trọng và cần thiết. Nghệ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Trong tình huống học tập nhất định, GV đặt câu hỏi đòi hỏi HS phải tích cực hoá tài liệu đã được lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của kiến thức đã học.

+ Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi HS tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phải vận dụng những tri thức đã nắm trước đây để giải quyết vấn đề mới. Song có những trường hợp câu hỏi đòi hỏi tái hiện trực tiếp tài liệu vẫn cần thiết và đúng lúc.

+ Câu hỏi phải hướng trí tuệ của HS vào bản chất của những sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu, hình thành tư duy biện chứng cho HS.

+ Câu hỏi đòi hỏi HS xem xét những sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau, nhìn nhận hiện tượng, sự vật không theo những thành tố, theo từng bộ phận mà còn theo tính chỉnh thể toàn vẹn của chúng.

+ Câu hỏi phải đặt ra theo những quy tắc logic.

+ Việc biểu đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân và kinh nghiệm của HS. Khối lượng khái niệm trong những câu hỏi của GV không vượt quá khả năng tìm ra câu trả lời đúng của HS.

+ Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, không thể có hai câu trả lời đều đúng. Về hình thức phải gọn gàng, sáng sủa.

1.5. Một số hình thức tổ chức dạy hoá học theo hướng tích cực[6],[8],[27],[49]

1.5.1. Tổ chức dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm và thảo luận* Hoạt động nhóm: * Hoạt động nhóm:

Hoạt động nhóm là hoạt động dạy học, trong đó GV phân chia HS thành nhiều nhóm nhỏ (2 - 4 hoặc 6 HS/nhóm). Dưới sự chỉ đạo của GV, HS hoạt động nhóm để trao đổi những ý tưởng, kiến thức và giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm.

Đặc trưng của hoạt động nhóm là sự tác động trực tiếp giữa HS với nhau và sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm, cần thiết kế hoạt động nhóm

chu đáo và quản lý hoạt động nhóm chặt chẽ. Mặt khác, chỉ nên tổ chức hoạt động nhóm khi thấy rằng hoạt động nhóm là cách tốt nhất để đạt được mục đích, mục tiêu bài học.

* Thảo luận:

Thảo luận là cách tổ chức dạy học, trong đó HS được tổ chức để tham gia trao đổi về một chủ đề nào đó. Qua thảo luận, HS có cơ hội trình bày ý kiến và những suy nghĩ của mình, đồng thời cũng được nghe ý kiến của các bạn trong lớp. Có thể tổ chức thảo luận cả lớp, cũng có thể tổ chức thảo luận theo nhóm.

* Những điểm tương đồng và khác biệt giữa hoạt động nhóm và thảo luận:

- Những điểm tương đồng:

+ Hoạt động nhóm và thảo luận vừa được coi là PPDH, vừa được coi là hình thức dạy học, trong đó HS làm việc một cách độc lập dưới sự tổ chức, chỉ đạo của GV nhằm đạt được mục đích của hoạt động và mục tiêu chung của bài học.

+ Mục đích chung của hoạt động nhóm và thảo luận là tạo cơ hội cho HS được giao tiếp, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau và phát triển những kỹ năng cần thiết như kỹ năng lập luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong lao động, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng điều hành hoạt động nhóm...

+ Nhiệm vụ hoạt động nhóm, thảo luận thường khó hơn nhiệm vụ giao cho từng cá nhân vì khi hoạt động nhóm hoặc thảo luận có sự tham gia của nhiều thành viên.

+ Thảo luận thường được tổ chức theo nhóm vì khi thảo luận theo nhóm, các thành viên có cơ hội để nêu được nhiều ý kiến, kinh nghiệm của bản thân hơn khi tổ chức thảo luận theo lớp.

- Một số điểm khác biệt giữa hoạt động nhóm và thảo luận:

+ Có thể sử dụng hoạt động nhóm trong mọi giai đoạn của quá trình giờ học như tìm hiểu nội dung mới của giờ học, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức... và mọi dạng bài học như dạng bài lý thuyết, dạng bài thực hành... Còn hoạt động thảo luận thường được sử dụng khi tìm hiểu, khám phá một nội dung mới hoặc một đề tài, một vấn đề khó, mới trong bài học.

+ Hình thức thể hiện của hoạt động nhóm có thể là hành động thực hành, có thể là lời nói của các thành viên trong nhóm. Còn hình thức thể hiện của thảo luận

là lời nói. Khi thảo luận các thành viên có thể tranh luận theo quan điểm riêng của mình dưới sự điều khiển của GV hoặc HS được GV chỉ định, GV đóng vai trò là người trọng tài để đi đến ý kiến thống nhất.

Cấu trúc của quá trình dạy học theo nhóm.

Giáo viên Học sinh

Hướng dẫn HS tự nghiên cứu Tự nghiên cứu cá nhân Tổ chức thảo luận nhóm Hợp tác với bạn trong nhóm Tổ chức thảo luận lớp Hợp tác với bạn trong lớp Kết luận đánh giá Tự đánh giá, tự điều chỉnh

* Phương pháp này chỉ có thể thành công khi:

- Các nhóm được giao nhiệm vụ rõ ràng và có ấn định thời gian.

- GV giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng và thư ký rõ ràng. Các thành viên tham gia tích cực vào cuộc thảo luận.

- GV thường xuyên kiểm tra hoạt động của các nhóm để uốn nắn kịp thời việc thảo luận.

* Vai trò của GV khi tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận: Hoạt động nhóm và thảo luận là những PPDH tích cực. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận, GV giữ vai trò là người thiết kế, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động, đồng thời là giữ vai trò cố vấn, trọng tài trong quá trình hoạt động; HS là chủ thể hoạt động, giữ vai trò chủ động, tích cực.

1.5.2. Tổ chức giờ học hoá học theo hoạt động

1.5.2.1. Cấu trúc kế hoạch giờ học dạy theo hoạt động

- Kế hoạch giờ dạy theo hoạt động phải thể hiện được các vấn đề : - Mục tiêu của bài học cần đạt được.

- Đồ dùng dạy học cần thiết cho bài học.

- Phương pháp giảng dạy được sử dụng trong bài dạy.

- Các bài tập để HS tự đánh giá.

- Các phiếu học tập để giao nhiệm vụ cụ thể cho các hoạt động học tập của HS.

1.5.2.2. Quy trình thiết kế kế hoạch giờ dạy theo hoạt động

Bài soạn cho 1 tiết dạy theo hướng dạy học trong hoạt động được chuẩn bị theo các bước sau:

* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học:

- Mục tiêu của bài học là đích đặt ra cho HS cần đạt được khi học bài đó, mục tiêu của bài học chỉ đạo toàn bộ nội dung, PPDH, nội dung và phương pháp đánh giá.

- Mục tiêu của bài học gồm 3 thành tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Khi xác định mục tiêu ta cần chú ý tới những kiến thức và đặc biệt là các kỹ năng, thái độ ẩn chứa trong nội dung bài học.

- Mục tiêu của bài học được thể hiện bằng các động từ để có thể lượng hoá được và cần nêu rõ sau khi học phần đó HS biết cách tiến hành các hoạt động để có được kiến thức mới nào? kĩ năng mới nào? có thái độ tích cực gì?

* Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

GV cần xác định rõ việc chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho tiết học như: Chuẩn bị đồ dùng dạy học nào, dụng cụ hoá chất gì, các bảng phụ hoặc phiếu học tập có ghi các bài tập, câu hỏi hoặc các nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, số lượng các đồ dùng dạy học cần có, thứ tự sử dụng hoặc thực hiện nó. Cần chỉ rõ nhiệm vụ của GV, hay cá nhân, nhóm HS trong việc chuẩn bị này.

* Bước 3: Xác định PPDH chủ yếu:

Việc xác định PPDH sao cho đơn giản, phù hợp với nhiệm vụ giúp HS tự lực ở mức cao nhất để tìm tòi phát triển kiến thức mới nhưng phải phù hợp với đối tượng HS. Việc chọn lựa PPDH căn cứ vào mục tiêu, nội dung cụ thể và đặc điểm của mỗi PPDH và sự phối hợp giữa chúng.

* Bước 4: Thiết kế các hoạt động của GV và HS ở trên lớp học.

Khi nghiên cứu nội dung bài học ta có thể chia thành một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau. Mỗi hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể của bài học.

Trong mỗi hoạt động đó có thể gồm một số hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đặt ra. Các hoạt động này được sắp xếp theo một trình tự, logic hợp lý và có dự kiến thời gian cụ thể.

Hoạt động của GV và HS trong một tiết học được chia theo tiến trình của tiết học, có thể gồm các hoạt động theo trình tự sau:

- Hoạt động khởi động: hoạt động này có thể là lời mở đầu nêu rõ mục tiêu của tiết học, kiểm tra kiến thức cũ có liên quan đến bài mới, một thí nghiệm vui, một câu truyện, một số hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học...

- Các hoạt động nhằm đạt mục tiêu của bài học về kiến thức, kĩ năng bao gồm:

+ Hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới: tiến hành thí nghiệm, đọc sách trao đổi giữa GV và HS, nhóm HS thảo luận, làm bài tập...

+ Hoạt động củng cố kiến thức mới thu được + Hoạt động hình thành kĩ năng hoá học - Các hoạt động kết thúc tiết học bao gồm:

+ Hoạt động đánh giá sự nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức thu được

+ Ra bài tập và yêu cầu chuẩn bị cho bài sau.

* Bước 5: Dự kiến những nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học cần được ghi trên bảng.

* Bước 6: Xác định các bài tập để HS tự đánh giá và vận dụng kiến thức, hướng dẫn học tập ơ nhà.

Để việc điều khiển hoạt động của HS trên lớp học tiến hành thuận tiện, nhanh chóng GV thiết kế các phiếu học tập ghi rõ các yêu cầu hoạt động, sự hướng dẫn hoạt động, các mức độ đòi hỏi HS phải hoàn thành trong giờ học. Các phiếu học tập cần đánh số thứ tự theo các hoạt động trong kế hoạch bài dạy. Như vậy, khi thiết kế kế hoạch giờ dạy theo hướng dạy học theo hoạt động đòi hỏi người GV phải dự kiến được các hoạt động điều khiển của mình trong giờ học và những mục tiêu cần đạt được cho các hoạt động tương ứng của HS. Với dạng kế hoạch giờ dạy theo hướng này sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH, nâng cao vai trò chủ thể của HS trong học tập.

1.5.3. Tổ chức giờ học hoá học theo quan điểm kiến tạo - tương tác

1.5.3.1. Những yếu tố cơ bản của việc thiết kế bài học theo mô hình dạy học kiếntạo - tương tác tạo - tương tác

Quan điểm kiến tạo trong dạy học cũng hướng tới hoạt động của người học, quan điểm đó chú trọng đến mối quan hệ giữa kiến thức vốn có của HS với kiến thức cần học; đồng thời đòi hỏi người GV phải tạo ra được môi trường học tập để thúc đẩy sự kiến tạo kiến thức, biến đổi sự nhận thức trong HS. Một trong các mô hình dạy học tạo cơ hội giúp HS kiến tạo kiến thức là mô hình dạy học tương tác. Lý thuyết dạy học tương tác nhấn mạnh đến việc xác định những kiến thức vốn có trong đầu người học và sự tương tác giữa HS với môi trường nhằm sửa đổi hoặc mở rộng kiến thức của bản thân. Dạy học tương tác không chỉ nhằm đạt được kiến thức đã định trước mà còn thúc đẩy sự suy nghĩ của HS, giúp HS có khả năng cảm nhận tốt hơn thế giới xung quanh. Khi thiết kế hoạch bài học theo quan điểm này cần chú ý đến đặc điểm của một số khâu cơ bản sau:

* Khâu chuẩn bị:

Khi chuẩn bị cho bài dạy GV cần chú ý:

- Tìm hiểu kiến thức đã có của HS về chủ đề sắp học. - GV phải nắm vững kiến thức của bài dạy.

- Xác định rõ kiến thức nào là kiến thức mà HS phải khám phá, kiến tạo. - Chuẩn bị các PTDH theo chủ đề sẽ dạy.

* Khâu tìm hiểu thăm dò:

- Để làm rõ chủ đề học tập, GV phải dựa vào kiến thức vốn có của HS, - chính xác hoá một số kiến thức còn nhầm lẫn ở HS, giới thiệu một số kiến thức có liên quan đến chủ đề, tạo cơ sở cho HS đặt câu hỏi cho các bước sau.

- Trong hoạt động tìm tòi, GV phải thiết kế các tình huống có vấn đề hoặc đặt các câu hỏi mở liên quan đến kiến thức vốn có của HS đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tế, năng lực khám phá của HS.

GV tạo điều kiện cho HS đặt câu hỏi về tình huống cần tìm hiểu. Câu hỏi của HS thường dựa trên vốn kiến thức có sẵn và hướng tới nhận thức những vấn đề có ý nghĩa với họ. Việc HS tự đặt câu hỏi thực chất là việc HS nêu ra một loạt các giả thuyết để giải quyết vấn đề. Khi HS suy nghĩ nêu ra câu hỏi phủ định hoặc khẳng định cho vấn đề nghiên cứu thì HS đã có nghĩ đến phương án trả lời và như vậy kiến thức có ý nghĩa với họ bước đầu được kiến tạo.

Các câu hỏi của HS đặt ra có thể có nhiều câu chưa rõ nghĩa vì trong đó còn chứa đựng nhiều điều giải thích mà chính HS còn chưa hiểu rõ, nên GV cần làm rõ các câu hỏi của HS bằng cách: ghi tất cả các câu hỏi mà HS nêu ra trên bảng để mọi HS đều nhìn thấy, cùng suy nghĩ, xác định cách giải quyết vấn đề. Các câu hỏi mà HS nêu ra rất phong phú, có thể không trùng với câu hỏi mà GV dự tính khi soạn bài, nên GV có thể bổ sung vào danh sách các câu hỏi về vấn đề đang tìm hiểu.

Báo cáo kết quả khám phá. Đây là một bước quan trọng của dạy học tương tác. trong bước này GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo công việc đã làm và các kết luận rút ra được từ các công việc đó. Thông qua việc báo cáo, HS thấy được tầm quan trọng của các dữ kiện số liệu ... mà HS vừa khám phá đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật làm báo cáo như trình bày viết, trình bày miệng, lập bảng vẽ đồ thị... Đối với HS lần đầu làm báo cáo thì GV cần hướng dẫn cách trình bày cho phù hợp với bài học và năng lực của HS. GV cùng HS trao đổi, thảo luận, so sánh kết quả khám phá của các nhóm và trình bày các quan điểm lý thuyết, sự hình thành khái niệm bổ sung nội dung để HS tự điều chỉnh bổ sung nhận thức của bản thân và nắm bắt kiến thức cần đạt được.

* Đánh giá:

GV giúp HS đánh giá sự tiếp thu kiến thức theo các tiêu chí kiến thức, kỹ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trường THCS huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 38)