Quy trình thiết kế kế hoạch giờ dạy theo hoạt động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trường THCS huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 44)

7. Điểm mới của đề tài

1.5.2.2. Quy trình thiết kế kế hoạch giờ dạy theo hoạt động

Bài soạn cho 1 tiết dạy theo hướng dạy học trong hoạt động được chuẩn bị theo các bước sau:

* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học:

- Mục tiêu của bài học là đích đặt ra cho HS cần đạt được khi học bài đó, mục tiêu của bài học chỉ đạo toàn bộ nội dung, PPDH, nội dung và phương pháp đánh giá.

- Mục tiêu của bài học gồm 3 thành tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Khi xác định mục tiêu ta cần chú ý tới những kiến thức và đặc biệt là các kỹ năng, thái độ ẩn chứa trong nội dung bài học.

- Mục tiêu của bài học được thể hiện bằng các động từ để có thể lượng hoá được và cần nêu rõ sau khi học phần đó HS biết cách tiến hành các hoạt động để có được kiến thức mới nào? kĩ năng mới nào? có thái độ tích cực gì?

* Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

GV cần xác định rõ việc chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho tiết học như: Chuẩn bị đồ dùng dạy học nào, dụng cụ hoá chất gì, các bảng phụ hoặc phiếu học tập có ghi các bài tập, câu hỏi hoặc các nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, số lượng các đồ dùng dạy học cần có, thứ tự sử dụng hoặc thực hiện nó. Cần chỉ rõ nhiệm vụ của GV, hay cá nhân, nhóm HS trong việc chuẩn bị này.

* Bước 3: Xác định PPDH chủ yếu:

Việc xác định PPDH sao cho đơn giản, phù hợp với nhiệm vụ giúp HS tự lực ở mức cao nhất để tìm tòi phát triển kiến thức mới nhưng phải phù hợp với đối tượng HS. Việc chọn lựa PPDH căn cứ vào mục tiêu, nội dung cụ thể và đặc điểm của mỗi PPDH và sự phối hợp giữa chúng.

* Bước 4: Thiết kế các hoạt động của GV và HS ở trên lớp học.

Khi nghiên cứu nội dung bài học ta có thể chia thành một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau. Mỗi hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể của bài học.

Trong mỗi hoạt động đó có thể gồm một số hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đặt ra. Các hoạt động này được sắp xếp theo một trình tự, logic hợp lý và có dự kiến thời gian cụ thể.

Hoạt động của GV và HS trong một tiết học được chia theo tiến trình của tiết học, có thể gồm các hoạt động theo trình tự sau:

- Hoạt động khởi động: hoạt động này có thể là lời mở đầu nêu rõ mục tiêu của tiết học, kiểm tra kiến thức cũ có liên quan đến bài mới, một thí nghiệm vui, một câu truyện, một số hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học...

- Các hoạt động nhằm đạt mục tiêu của bài học về kiến thức, kĩ năng bao gồm:

+ Hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới: tiến hành thí nghiệm, đọc sách trao đổi giữa GV và HS, nhóm HS thảo luận, làm bài tập...

+ Hoạt động củng cố kiến thức mới thu được + Hoạt động hình thành kĩ năng hoá học - Các hoạt động kết thúc tiết học bao gồm:

+ Hoạt động đánh giá sự nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức thu được

+ Ra bài tập và yêu cầu chuẩn bị cho bài sau.

* Bước 5: Dự kiến những nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học cần được ghi trên bảng.

* Bước 6: Xác định các bài tập để HS tự đánh giá và vận dụng kiến thức, hướng dẫn học tập ơ nhà.

Để việc điều khiển hoạt động của HS trên lớp học tiến hành thuận tiện, nhanh chóng GV thiết kế các phiếu học tập ghi rõ các yêu cầu hoạt động, sự hướng dẫn hoạt động, các mức độ đòi hỏi HS phải hoàn thành trong giờ học. Các phiếu học tập cần đánh số thứ tự theo các hoạt động trong kế hoạch bài dạy. Như vậy, khi thiết kế kế hoạch giờ dạy theo hướng dạy học theo hoạt động đòi hỏi người GV phải dự kiến được các hoạt động điều khiển của mình trong giờ học và những mục tiêu cần đạt được cho các hoạt động tương ứng của HS. Với dạng kế hoạch giờ dạy theo hướng này sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH, nâng cao vai trò chủ thể của HS trong học tập.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trường THCS huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 44)