Hoàn thiện pháp luật dân sự, Luật Nhà ở, Luật Công chứng để khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại thời gian qua

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền trong giao dịch đối với nhà chung cư (Trang 78 - 79)

để khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại thời gian qua

Trước những bất cập của pháp luật, trên cơ sở đánh giá thực tiễn giao dịch bất động sản thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nghị định Nghị định số 71/2010/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 08/08/2010 và mới đây là Thông tư 16/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 01/9/2010 và có hiệu lực kể từ ngày 16/10/2010 đã quy định "mở" cho các giao dịch về nhà ở, người dân sẽ được mua căn hộ trực tiếp từ chủ đầu tư mà không phải qua các trung gian như trước đây cũng như trong trường hợp người dân muốn chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (chưa xây dựng xong) đã mua của chủ đầu tư thì cũng được bán cho người mua một cách đàng hoàng chứ không phải "lách" bằng cách lập hợp đồng ủy quyền như thời gian trước đây. Đặc biệt, hai văn bản quy phạm này đã đưa ra qui định về điều kiện, trình tự, thủ tục để hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức không có chức năng kinh doanh nhà ở được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Đây là một trong những qui định mới được đánh giá là sẽ tạo điều kiện cho thị trường nhà ở trở nên minh bạch, công khai hơn, đảm bảo an toàn hơn cho người có nhu cầu về nhà ở thực sự.

Theo khoản 6 Điều 18 Thông tư 16/2010/TT-BXD, đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc tổ chức không có chức năng kinh doanh bất động sản mà bán lại nhà ở chung cư đã mua cho tổ chức, cá nhân khác, nếu chưa nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư thì được phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở mà không bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch bất động sản; nếu đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư thì phải thực hiện thủ tục mua bán nhà ở theo đúng qui định của Luật Nhà ở và pháp luật dân sự hiện hành (bên bán phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo qui định). Sau khi lập hợp đồng

chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, nộp thuế theo quy định, chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng này mà không được thu bất kỳ một khoản phí nào, việc quy định như vậy cũng giúp cho các bên mua bán nhà không bị "sách nhiễu", tốn chi phí cũng như giúp chủ đầu tư kiểm soát được việc mua bán căn hộ mà mình quản lý. Kể từ ngày chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng thì chủ đầu tư chấm dứt giao dịch với bên chuyển nhượng hợp đồng và trực tiếp giao dịch với bên nhận chuyển nhượng hợp đồng; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên chuyển nhượng theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư và được coi là bên mua nhà ở kể từ ngày chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Những quy định này góp phần giải quyết vấn đề trước mắt hiện nay là giúp cho rất nhiều nhà ở chung cư được mua bán mà không cần phải đợi đến khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, trong khi người mua cứ phải chờ đợi với bản hợp đồng ủy quyền trong tay kèm theo rất nhiều nỗi băn khoăn, lo lắng.

Ngoài ra, những quy định còn chồng chéo của Bộ luật Dân sự và Luật Công chứng, Luật Nhà ở đã được nêu tại chương 2 của Luận văn là một trong những nhân tố gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Bởi vậy cần có sự sửa đổi, bổ sung pháp luật sao cho đồng bộ, thống nhất.

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền trong giao dịch đối với nhà chung cư (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)