Minh bạch hóa thị trường bất đô ̣ng sản

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền trong giao dịch đối với nhà chung cư (Trang 69 - 71)

Thị trường bất động sản là một trong những thị trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, có mối quan

hệ mật thiết với nhiều thị trường như thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ và đặc biệt là thị trường tài chính - tiền tệ. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, ở các nước phát triển nếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tăng lên 1 USD thì sẽ có khả năng thúc đẩy các ngành liên quan của nền kinh tế phát triển từ 1,5 đến 2 USD. Điều này cho thấy rằng, quản lý có hiệu quả thị trường này sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết nhu cầu bức xúc ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân, đóng góp thiết thực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Minh bạch hóa là một thuật ngữ pháp lý mới, được nhắc đến nhiều sau khi Việt Nam ký kết và thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Minh bạch hóa cũng là một trong các cam kết quan trọng mà Việt Nam cần phải thực hiện ngay sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Minh bạch hóa thị trường bất động sản với nội dung công khai hóa thông tin, tăng tính dự báo và khả năng tiếp cận thông tin về thị trường bất động sản được xem là một yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế - quốc tế. Hay nói cách khác, minh bạch hóa thị trường bất động sản trong điều kiện hội nhập được hiểu là một nghĩa vụ pháp lý bị chi phối và ràng buộc bởi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Bởi vậy, việc minh bạch hóa thị trường bất động sản tại Việt Nam giúp thị trường phát triển vững mạnh hơn, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

Từ nhiều năm qua, việc công khai thông tin về tình trạng pháp lý của bất động sản tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được chú trọng theo đúng vai trò của nó trong việc lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Thêm vào đó, việc Nhà nước duy trì nhiều hệ thống cơ quan quản lý và đăng ký bất động sản trong khi bất động sản thường là một thể thống nhất về hiện trạng và tình trạng pháp lý đã làm cho hệ thống thông tin về bất động sản thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Nhà nước không thể kiểm soát được đầy đủ các diễn biến

của thị trường bất động sản để có thể kịp thời đưa ra những phản ứng chính xác theo tín hiệu của thị trường. Do đó, để hướng đến một thị trường bất động sản có tính minh bạch cao, các yếu tố tâm lý - pháp lý trong quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản nói trên sẽ phải nhanh chóng có sự thay đổi.

Minh bạch hóa thị trường bất động sản được thừa nhận là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả những biểu hiện tiêu cực trong tiếp cận và sử dụng thông tin về bất động sản. Bởi thực tế cho thấy, tuy thị trường bất động sản của Việt Nam ở trong tình trạng thiếu thông tin, nhưng một số bộ phận các nhà đầu tư vẫn có được những thông tin "không chính thức". Điều này cho thấy rằng, không loại trừ khả năng thông tin về bất động sản bị "tắc nghẽn" ở đâu đó; và việc có được nguồn thông tin này tùy thuộc vào nguồn lực con người và nguồn tài chính của người muốn tiếp cận. Thực tế này đòi hỏi nhiều hơn nỗ lực mở rộng phạm vi thông tin và công khai hóa đến các đối tượng chịu sự tác động của chính sách - pháp luật về bất động sản nhằm ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong tiếp cận và sử dụng thông tin, góp phần lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền trong giao dịch đối với nhà chung cư (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)