Bên nhận ủy quyền được trả thù lao cho dịch vụ ủy quyền mà mình cung cấp

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền trong giao dịch đối với nhà chung cư (Trang 49 - 50)

mình cung cấp

Như chúng ta đã thấy, hợp đồng ủy quyền không chỉ giúp cho bên ủy quyền đạt được những mục đích của mình, mà còn mang lại những lợi ích cho Bên nhận ủy quyền. Nếu từ thời La Mã cổ đại, bên được ủy quyền sau khi thực hiện công việc được ủy quyền không nhận thù lao (mà họ coi đó là sự xúc phạm danh dự) mà chỉ nhận một món "quà" mang tính tinh thần, thì nay bên nhận ủy quyền có thể nhận được một khoản thù lao do các bên tự thỏa thuận. Trả thù lao đã giúp cho việc thúc đẩy một dịch vụ mới xuất hiện và mang lại cơ hội việc làm kiếm lợi nhuận cho nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội bằng việc cung cấp dịch vụ ủy quyền cho những người có nhu cầu. Bên nhận ủy quyền sẽ thay mặt bên ủy quyền thực hiện công việc được quy định cụ thể, ở đây là thực hiện giao dịch liên quan đến căn hộ trong nhà ở chung cư như: mua bán, thế chấp, cho thuê… Khi giao dịch với bên thứ ba, bên nhận ủy quyền nhân danh bên ủy quyền, mọi hệ quả phát sinh sau khi thực hiện giao dịch mua bán này sẽ ràng buộc bên ủy quyền chứ không ràng buộc bên nhận ủy quyền. Khi thực hiện xong công việc đã giao kết trong hợp đồng ủy quyền, bên nhận ủy quyền được nhận thù lao của mình và chấm dứt hợp đồng ủy quyền, cũng như không phải lo những sự ràng buộc về tài sản, nghĩa vụ khác khi thay mặt bên ủy quyền thực hiện giao dịch.

Trong ví dụ nêu tại mục 2.3.1 trên đây, sau khi tìm được khách hàng mua và làm xong thủ tục mua bán căn hộ chung cư, anh Nguyễn Ngọc Tâm có trách nhiệm trao toàn bộ tiền bán căn hộ cho vợ chồng ông Nguyễn Văn Khang. Đồng thời, anh Nguyễn Ngọc Tâm được nhận 10 triệu tiền thù lao khi thực hiện xong công việc được ủy quyền theo đúng thỏa thuận của các bên trong hợp đồng ủy quyền. Thậm chí nếu anh Tâm không bán được căn hộ, sau khi hết 01 năm, hợp đồng ủy quyền chấm dứt do hết hạn, thì anh Tâm vẫn có quyền yêu cầu vợ chồng ông Khang thanh toán cho anh những chi phí hợp lý cho việc quản lý căn hộ thay mặt ông bà, và các chi phí anh đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền (dù chưa đạt mục đích cuối cùng là bán được căn hộ).

Từ ý nghĩa sơ khai là một giao dịch mang tính hỗ trợ lẫn nhau giữa các cá nhân trong xã hội, hợp đồng ủy quyền đã phát triển hoàn thiện hơn, mang tính chuyên nghiệp hơn và đã trở thành một ngành nghề quan trọng trong xã hội, mang ý nghĩa sâu xa là góp phần thúc đẩy những giao dịch dân sự phát triển mạnh hơn, thuận lợi hơn. Bên ủy quyền và bên được ủy quyền gặp nhau ở những điểm chung nhất định, khi một bên có nhu cầu và một bên thì có khả năng đáp ứng được những nhu cầu đó, cung cấp một dịch vụ pháp lý thông qua hợp đồng ủy quyền, khi bên ủy quyền thì đạt được mục đích của mình với những yêu cầu chuyên môn, kinh nghiệm, giá cả, thời hạn do họ đặt ra, bên được ủy quyền thì có được một khoản thù lao sau khi thực hiện công việc theo thỏa thuận. Có cầu ắt có cung, đây là giao dịch mà đôi bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy quyền trong giao dịch đối với nhà chung cư (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)