Người bán hàng hóa

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 35 - 38)

5. Bố cục đề tài

2.1.1 Người bán hàng hóa

Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hóa, người được chủ sở hữu hàng hóa ủy

quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hóa của người khác theo quy định của pháp

luật29. Người bán hàng hóa ở đây được phân biệt với người tổ chức đấu giá. Như vậy theo quy định này thì người bán hàng hóa có thể là:

Thứ nhất, người bán hàng hóa là chủ sở hữu hàng hóa. Chủ sở hữu hàng hóa là cá

nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và

quyền sử dụng hàng hóa. Chủ sở hữu hàng hóa có quyền kí hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa với tổ chức đấu giá (tự mình đứng ra kí hợp đồng với tổ chức đấu giá

chứ không qua trung gian) hoặc chủ sở hữu hàng hóa có thể tự mình đứng ra tổ chức đấu giá hàng hóa.

Thứ hai, người bán hàng có thể là người được chủ sở hữu hàng ủy quyền bán. Như

thế, người bán hàng trong trường hợp này là một trung gian, làm công việc cầu nối

giữa người có hàng hóa (chủ sở hữu hàng hóa) và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa.

Và trong trường hợp này chủ sở hữu hàng hóa không phải tự mình kí hợp đồng dịch vụ đối với tổ chức đấu giá. Ở đây, giữa hai chủ thể này (người có hàng hóa và người được ủy quyền) sẽ phát sinh một hợp đồng ủy quyền (khác với hợp đồng dịch vụ). Khi hợp đồng ủy quyền có hiệu lực, người được ủy quyền sẽ có quyền bán hàng hóa của chủ sở

hữu hàng hóa trong phạm vi ủy quyền. Và người được ủy quyền sẽ đại diện cho chủ sở

hữu hàng hóa trong quan hệ mua bán. Do đó, về bản chất thì khi hợp đồng đấu giá được giao kết thì nó vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền (chủ sở

hữu hàng hóa) và người mua chứ không phải với người được ủy quyền (người bán hàng hóa trong trường hợp này). Về hợp đồng ủy quyền, theo quy định của Bộ luật dân

sự 2005, hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản, trong đó ghi rõ phạm vi ủy quyền. Theo đó, hợp đồng ủy quyền có thể được lập thành văn bản hoặc thỏa thuận bằng

miệng giữa các bên. Theo Điều 581 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Hợp đồng ủy

quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện

công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa

thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa

một bên có nhu cầu để người khác có thể thực hiện công việc của mình, một bên là

người có thể thực hiện công việc đó mà không cần thù lao hoặc có nhu cầu thực hiện

thay công việc của người khác để nhận thù lao.

Thứ ba, người bán hàng hóa có thể là người có quyền bán hàng hóa của người khác theo quy định của pháp luật. “Người có quyền bán hàng hóa của người khác” thông thường là người nhận cầm cố hoặc nhận thế chấp hàng hóa đó và trong hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp có thỏa thuận cho phép người nhận cầm cố, thế chấp được

xử lý tài sản cầm cố, thế chấp thông qua bán đấu giá tài sản đó trong trường hợp đã hết

hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố, thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 193, Luật thương mại 2005

thì: “Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết

hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được

giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá”. Như vậy, trong

trường hợp này, người nhận cầm cố, thế chấp chỉ được giao kết hợp đồng dịch vụ tổ

lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ đó. Tuy nhiên, trong trường

hợp các bên không thỏa thuận xử lý hàng hóa bằng biện pháp đấu giá và người cầm cố,

thế chấp không chịu ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa, thì người nhận cầm

cố, thế chấp vẫn có quyền bán hàng hóa theo quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa bảo đảm. Ngoài ra, Khoản 3, Điều 288, Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó…” và Khoản 4, Điều 563, Bộ luật dân sự 2005 cũng có quy định bên gửi giữ có quyền “bán tài sản gửi

giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi…”. Trong trường hợp này, bên có nghĩa vụ, bên nhận gửi giữ có thể bán đấu giá hàng hóa là đối tượng của nghĩa vụ hoặc là hàng hóa gửi giữ để bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền

hoặc bên gửi giữ. Khi đó, bên có nghĩa vụ hoặc bên nhận gửi giữ sẽ trở thành người

bán hàng hóa trong hợp đồng đấu giá và trở thành một bên trong hợp đồng ủy quyền

đấu giá.

Trong quan hệ đấu giá tài sản, người bán hàng hóa với tư cách độc lập với người

tổ chức đấu giá sẽ có các quyền và nghĩa vụ riêng biệt với các chủ thể khác. Về quyền

của người bán hàng hóa không phải là tổ chức được quy định tại Điều 191, Luật thương mại 2005. Cụ thể là người bán hàng hóa có quyền nhận tiền bán đấu giá hàng

hóa trong trường hợp đấu giá thành công, nhận khoản thu chênh lệch trong trường hợp người trả giá rút lại giá đã trả và nhận lại hàng hóa nếu như cuộc đấu giá không thành. Về nghĩa vụ, được quy định tại Điều 192, Luật thương mại 2005 thì người bán hàng hóa có nghĩa vụ chuyển hàng hóa cho người tổ chức đấu giá. Trong trường hợp nếu

hàng hóa được đem ra đấu giá là động sản thì phải có các giấy tờ chứng minh được

quyền sở hữu của động sản đó. Tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá cũng như

những người tham gia đấu giá được xem xét hàng hóa và cung cấp đầy đủ, chính xác,

kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa đấu giá. Về nghĩa vụ tài chính,

người bán hàng hóa phải trả thù lao dịch vụ cho người tổ chức đấu giá. Theo nguyên tắc thì người bán hàng hóa và tổ chức đấu giá hàng hóa phải thỏa thuận về mức thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa. Trong một số trường hợp nếu không có thỏa thuận thì: (i)

Thứ nhất, cuộc đấu giá thành công thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo giá

của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm

cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ; (ii) Thứ hai, trong trường hợp đấu giá không thành thì người

bán hàng hóa phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao xác định theo trường

hợp thứ nhất. Ngoài ra, người bán hàng hóa còn phải chịu một số chi phí như: chi phí

tổ chức đấu giá) và chi phí bảo quản trong trường hợp không giao hàng hóa cho người

tổ chức đấu giá bảo quản .

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)