5. Bố cục đề tài
2.3.5 Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp thông báo, niêm yết
Theo quy định pháp luật thì việc thông báo, niêm yết hàng hóa trước khi đấu giá là trách nhiệm và nghĩa vụ cần thiết của người có hàng hóa. Trong thời hạn ít nhất bảy ngày trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hóa, người có hàng hóa phải mô tả, đánh giá
trung thực về chất lượng, mẫu mã, tính năng, số lượng… hàng hóa. Từ đó, người tham
gia đấu giá sẽ biết được thông tin của hàng hóa nên sẽ dễ xác định được giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa và sẽ trả giá phù hợp với giá trị của hàng hóa dẫn đến việc
thành công của phiên đấu giá. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc thông báo, niêm yết
hàng hóa cũng chính xác và khách quan một cách tuyệt đối, bởi một số lý do nào đó
mà người bán hàng hóa, người tổ chức đấu giá thông báo, niêm yết sai về giá trị hoặc
giá trị sử dụng của hàng hóa. Dẫn đến việc quy định trách nhiệm đối với hàng hóa bán
đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết tại Điều 213, Luật thương mại 2005. Theo quy định của Luật thương mại thì đối với những hàng hóa đấu giá không phù hợp với thông báo, niêm yết được xử lý như sau:
- Thứ nhất, người trúng giá có quyền khiếu nại đến người bán hàng hóa, người tổ
chức đấu giá để thỏa thuận về giá cả hoặc trả lại hàng hóa. Nếu các bên không có thỏa
thuận thì trong thời hạn được quy định tại Điều 318, Luật thương mại 2005: (i) Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá; (ii) Sáu tháng, kể
từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành; (iii) Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về
49
các vi phạm khác, người mua hàng có quyền trả lại hàng hóa cho người tổ chức đấu
giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu hàng hóa bán đấu giá không phù hợp với thông
báo, niêm yết. Việc quy định quyền khiếu nại và thời hạn khiếu nại như vậy là phù hợp
và bảo đảm được quyền, lợi ích của các bên tham gia đấu giá.
- Thứ hai, nếu người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng và nội dung
thông báo, niêm yết không phù hợp là do lỗi của người bán hàng thì người tổ chức đấu
giá có quyền trả lại hàng hóa và yêu cầu người bán hàng bồi thường thiệt hại51.
Sau đây là những quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa. Như đã phân tích ở
trên, thì hoạt động đấu giá hàng hóa phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục cụ thể đã
được pháp luật quy định. Tuy nhiên, trên thực tế khi tiến hành thì việc đấu giá hàng
hóa đã xảy ra không ít khó khăn và bất cập. Quy định của pháp luật đã không rà soát hết các trường hợp có thể xảy ra trong đấu giá hàng hóa. Để tìm hiểu rõ hơn về các thực trạng đó, cũng như khó khăn, vướng mắc đã xảy ra người viết tiếp tục tìm hiểu
nội dung “Thực trạng áp dụng pháp luật về đấu giá hàng hóa, một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đấu giá hàng hóa ở Việt Nam” ở
Chương 3 của đề tài.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM