Về hình thức đấu giá hàng hóa

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 27 - 28)

5. Bố cục đề tài

1.2.2.2 Về hình thức đấu giá hàng hóa

Pháp luật thương mại không quy định cụ thể các hình thức đấu giá hàng hóa, song

dựa trên cơ sở của các phương thức đấu giá được quy định tại khoản 2, Điều 185, Luật thương mại 2005 và quy định tại Điều 33 Nghị định 17/2010/NĐ-CP (quy định về

hình thức đấu giá)21 thì đấu giá hàng hóa được thực hiện bằng các hình thức sau: đấu

giá hàng hóa trực tiếp bằng lời nói, đấu giá không dùng lời nói (bằng bỏ phiếu) và một

số hình thức đấu giá khác do người có hàng hóa và tổ chức bán đấu giá thỏa thuận lựa

chọn. Trong mỗi hình thức đấu giá tồn tại những ưu nhược điểm khác nhau, từ đó sẽ

nảy sinh nhiều vấn đề buộc người bán hàng và tổ chức bán đấu giá phải lựa chọn hình thức nào phù hợp với phiên đấu giá nhất.

Thứ nhất, đấu giá dùng lời nói là hình thức mà trong phiên đấu giá, nhân viên điều hành đấu giá dùng lời nói của mình để đưa ra giá khởi điểm. Người mua cũng trả giá

bằng lời nói hoặc bằng việc làm dấu hiệu để người điều hành đấu giá biết. Đấu giá trực

tiếp bằng lời nói là hình thức được áp dụng rộng rãi nhất trong các hình thức đấu giá. Ưu điểm của hình thức này là sự trả giá của mọi người tham gia đều là công khai,

người trả giá cao nhất được xác định ngay trong cuộc đấu giá mà không phải mất thời gian để so sánh các giá trả khác nhau. Vì thế cuộc đấu giá sẽ kết thúc nhanh nếu lựa

chọn hình thức đấu giá này.

Thứ hai, đấu giá không dùng lời nói là hình thức đấu giá mà việc trả giá của người mua không được thể hiện bằng lời nói hoặc làm dấu hiệu mà được viết ra giấy hoặc

thông qua một hình thức nào đó sẽ thông báo cho nhân viên điều hành đấu giá biết. Đầu tiên, nhân viên điều hành sẽ thông báo cho người mua mức giá khởi điểm của

món hàng, những người tham gia sẽ trả giá trên cơ sở của mức giá khởi điểm. Sau đó,

người điều hành sẽ kiểm tra kết quả trả giá và thông báo người trả giá cao nhất và duy nhất. Hình thức đấu giá này phù hợp với những cuộc đấu giá có số lượng người đăng

kí tham gia đấu giá nhiều. Tuy thủ tục có phức tạp và làm mất nhiều thời gian hơn nhưng hình thức này hạn chế được tình trạng chạy đua giữa những người mua nâng giá

lên cao một cách quá đáng so với giá trị thực của hàng hóa, vì mỗi người sẽ không biết

mức giá mà người mua khác trả trong mỗi lần trả giá22.

21

Tổ chức bán đấu giá tài sản có thể lựa chọn một trong các hình thức đấu giá sau đây để tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói; Đấu giá bằng bỏ phiếu; Các hình thức khác do người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản thỏa thuận.

22

Ngoài các hình thức đấu giá nêu trên, pháp luật hiện hành còn cho phép người có hàng hóa bán đấu giá và người tổ chức đấu giá thỏa thuận các hình thức đấu giá khác.

Tuy nhiên, thực tiễn có thể thấy để thực hiện đấu giá có hiệu quả và tránh rủi ro khi tổ

chức đấu giá, các chủ thể trong đấu giá thường lựa chọn hình thức đấu giá trực tiếp

dùng lời nói và phương thức đấu giá trả giá lên kết hợp nhau.

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)