Thực trạng về tổ chức và hoạt động đấu giá hàng hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 55 - 80)

5. Bố cục đề tài

3.1 Thực trạng về tổ chức và hoạt động đấu giá hàng hóa ở Việt Nam

Đối với Trung tâm bán đấu giá tài sản

Hiện nay, trên cả nước có 63 Trung tâm bán đấu giá tài sản đã được thành lập ở 63

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương52. Theo báo cáo tóm tắt của Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì tính đến hết ngày 3/4/2014 tổng số Đấu

giá viên trong cả nước là 1.114, trong đó 1.026 Đấu giá viên có chuyên môn luật và kinh tế, 88 Đấu giá viên thuộc các chuyên ngành khác. Hầu hết các Đấu giá viên có trình độ đại học, một số có trình độ sau đại học (có 34 Đấu giá viên là thạc sĩ, tiến sĩ) đảm bảo yêu cầu cơ bản cho công tác bán đấu giá tài sản trên cả nước.

Các Trung tâm bán đấu giá tài sản tại đa số địa phương được quan tâm đầu tư cơ

sở vật chất, kiện toàn cơ cấu tổ chức, tăng cường nhân lực. Một số tỉnh đã thực hiện

việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với Trung tâm địa phương mình, số

còn lại tuy cũng là đơn vị sự nghiệp có thu nhưng vẫn được đảm bảo toàn bộ kinh phí

hoạt động thường xuyên. Nhìn chung, Trung tâm bán đấu giá tài sản các tỉnh, thành

phố đã có khá đầy đủ phương tiện, trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu của công

tác đấu giá hàng hóa. Đặc biệt, một số Trung tâm còn được trang bị đầy đủ các trang

thiết bị, phương tiện hiện đại như hệ thống âm thanh, máy chiếu, màn ảnh rộng để đảm

bảo phục vụ tốt cho công tác bán đấu giá hàng hóa.

Hàng hóa được đem ra bán đấu giá tại các Trung tâm khá đa dạng, nhưng chủ yếu

tập trung vào các loại hàng hóa như: hàng hóa là quyền sử dụng đất, hàng hóa thi hành

án, hàng hóa tịch thu do vi phạm hành chính. Hàng hóa của tổ chức, cá nhân đem ra

bán đấu giá chưa nhiều. Trong gần 4 năm thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, các tổ chức bán đấu giá tài sản đã ký 23.059 hợp đồng bán đấu giá với giá khởi điểm hơn

38.876 tỷ đồng, giá trị tài sản bán được hơn 41.959 tỷ đồng, vượt hơn 3.082 tỷ đồng so

với giá khởi điểm. Một số Trung tâm bán đấu giá tài sản có kết quả hoạt động tốt, như:

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tỉnh Hải Dương đã bán được lượng tài sản trị giá hơn

2.200 tỉ đồng, vượt hơn 512 tỉ đồng so với giá khởi điểm. Trung tâm dịch vụ bán đấu

52

Báo điện tử: Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính Phủ về bán đấu giá, http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/So-ket-4-nam-Nghi-dinh-ve-ban-dau-gia-tai-

giá Thành phố Hồ Chí Minh đã bán được lượng tài sản trị giá hơn 2.417 tỉ đồng, vượt hơn 115 tỉ đồng so với giá khởi điểm53.

Đối với Doanh nghiệp bán đấu giá hàng hóa

Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động đấu giá hàng hóa, hiện có 181 doanh

nghiệp thực hiện bán đấu giá hàng hóa. Các doanh nghiệp bán đấu giá hiện nay tập

trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Hải Phòng, Hải Dương…

Cụ thể, Hà Nội với 69 doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh có 45 doanh nghiệp, Đà Nẵng có 23 doanh nghiệp... Nhiều doanh nghiệp bán đấu giá cũng đã từng bước khẳng định được mình như: Công ty cổ phần đấu giá Bắc Trung Nam đã bán

được lượng tài sản trị giá hơn 889 tỷ đồng, vượt hơn 96 tỷ đồng; Công ty cổ phần đấu

giá số 5 Quốc gia đã bán được lượng tài sản trị giá hơn 531 tỷ đồng, vượt hơn 78 tỷ

đồng so với giá khởi điểm. Tuy nhiên, hiện nay, có 14 địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn thì chưa có doanh nghiệp bán đấu giá tài sản54.

Các doanh nghiệp đều được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2005 với hình thức

Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổ phần. Các doanh nghiệp thực hiện việc

bán đấu giá hàng hóa khá phong phú, các loại hàng hóa được bán đấu giá như là hàng

hóa thi hành án, hàng hóa cá nhân, tổ chức có nhu cầu bán đấu giá, hàng hóa bảo đảm… Nhìn chung, các doanh nghiệp đấu giá hàng hóa đã có sự phát triển đáng kể cả

về chất lượng, số lượng, quy mô, tính chuyên nghiệp đáp ứng được các nhu cầu cơ bản

trong hoạt động đấu giá hàng hóa.

Như vậy, qua số liệu thống kê về tổ chức và hoạt động của các tổ chức đấu giá

hàng hóa, có thể nhận thấy ở các tỉnh, thành phố đã chú trọng đến việc bán đấu giá hàng hóa và đã thành lập các Trung tâm bán đấu giá tài sản ở địa phương. Còn các doanh nghiệp bán đấu giá hàng hóa cũng đã chú trọng hơn công tác này, chú ý đến

việc cử người tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ về đấu giá để có nguồn nhân lực

phục vụ cho doanh nghiệp mình cũng để nâng tính chuyên môn trong hoạt động đấu

giá hàng hóa. Từ đó, kết quả đạt được là các tổ chức đấu giá đã góp phần làm cho hoạt động đấu giá của cả nước không ngừng phát triển, số lượng các cuộc bán đấu giá tăng

và số tiền thu được từ bán đấu giá cũng nhiều hơn. Các tổ chức bán đấu giá đã bán

được nhiều loại tài sản có giá trị lớn, trong đó có phần không nhỏ là tài sản nhà nước,

53

Báo điện tử: Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính Phủ về bán đấu giá, http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/So-ket-4-nam-Nghi-dinh-ve-ban-dau-gia-tai- san/199710.vgp, [ngày truy cập 12/9/2013].

54

Báo điện tử: Hội nghị sơ kết 4 năm thi hành Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính Phủ về bán đấu giá, http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/So-ket-4-nam-Nghi-dinh-ve-ban-dau-gia-tai- san/199710.vgp, [ngày truy cập 12/9/2013].

góp phần hoàn thành kế hoạch thu ngân sách cho nhà nước trong nhiều năm. Hoạt động của các tổ chức cũng đã góp phần tích cực trong việc thi hành án, thực hiện các

giao dịch bảo đảm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bán đấu giá hàng hóa của cá

nhân, tổ chức.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, thì các tổ chức đấu giá hàng hóa còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong lúc thực hiện hoạt động đấu giá hàng hóa. Các doanh nghiệp mới chỉ tập trung ở các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối phát triển, nguồn tài sản bán đấu giá dồi dào. Mặt khác, đa số doanh

nghiệp bán đấu giá kinh doanh đa ngành nghề, trong đó bán đấu giá chỉ là một lĩnh

vực đăng ký kinh doanh mới được bổ sung, do vậy tính chuyên nghiệp của các doanh

nghiệp này chưa cao và quy mô doanh nghiệp còn tương đối nhỏ. Theo con số thống

kê, hiện nay chỉ có 06 doanh nghiệp chuyên nghiệp bán đấu giá gồm: Công ty Cổ phần

đấu giá Thăng Long (Hà Nội), Công ty Cổ phần bán đấu giá Toàn Quốc (Hà Nội), Công ty TNHH đấu giá Chinh Phong (TP Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Việt Thành Vinh (Hòa Bình), Công ty TNHH Lạc Hồng, Công ty cổ phần Đấu giá Bắc Trung

Nam. Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp đấu giá họat động không hiệu quả, đăng ký

đa dạng nhiều ngành nghề trong đó có đấu giá tài sản nhưng không hoạt động đấu

giá55.

Tóm lại, hoạt động đấu giá ở nước ta hiện nay có thể thấy chưa thật sự phát triển

theo đúng tiềm năng của nó. Do nhiều nguyên nhân và khó khăn dẫn đến hoạt động đấu giá hàng hóa trong thương mại ít được các chủ thể quan tâm thực hiện. Phần này tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu ở phần tiếp theo của đề tài.

3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa

3.2.1 Những thuận lợi trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về đấu

giá hàng hóa

3.2.1.1 Về nội dung của pháp luật đấu giá hàng hóa

Một là, nội dung pháp luật đấu giá hàng hoá thể hiện phản ánh kịp thời đường lối,

chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đấu giá hàng hoá.

Quá trình hình thành và phát triển pháp luật đấu giá hàng hoá ở nước ta từ đổi mới

đến nay là một quá trình đang dần từng bước được hoàn thiện đồng thời quá trình đó

cũng phản ánh đầy đủ chủ trương, quan điểm của Đảng về lĩnh vực liên quan đến đấu

giá hàng hoá. Trước khi đổi mới, pháp luật quy định về đấu giá hàng hoá rất ít, chủ

yếu là thực hiện bán đấu giá hàng hoá đã kê biên để thi hành án. Đến khi có Bộ luật

dân sự năm 1995, Nghị định số 86/CP, Thông tư số 399/PLDSKT ngày 07/4/1997

hướng dẫn một số quy định về bán đấu giá hàng hóa… đã thể hiện quan điểm của Đảng bước đầu về lĩnh vực này. Tiếp theo đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ những nội dung, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp với các bước đi và lĩnh vực đột phá thể hiện

những quan điểm của Đảng trong lĩnh vực đấu giá hàng hoá là việc cụ thể hoá của Nhà

nước bằng việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005, Luật thương mại năm 2005, Nghị định số 05/2005/NĐ-CP và Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các văn

bản quy phạm pháp luật do các địa phương ban hành để tổ chức thực hiện pháp luật về đấu giá.

Hai là, phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với lĩnh vực đấu giá hàng hoá khá

toàn diện bao gồm cả những nguyên tắc chung, xác định loại hàng hoá đấu giá, thủ tục

đấu giá, các chủ thể tham gia đấu giá, quản lý nhà nước và vấn đề khen thưởng, xử lý

vi phạm pháp luật về đấu giá hàng hoá. Điều này chúng ta có thể thấy được qua xem

xét quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về đấu giá. Những quy định của

pháp luật về đấu giá ngày càng cụ thể và rõ ràng chi tiết hơn. Giả sử như, định nghĩa

về hàng hóa trong đấu giá đã có bước mở rộng bao quát hơn từ khi Luật thương mại 2005 ra đời.

Ba là, các quy phạm pháp luật đấu giá hàng hoá từng bước phản ánh đúng và phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội trong nước và bước đầu phù hợp yêu cầu hội nhập

quốc tế. Với việc ban hành Chỉ thị số 18/2006/CT-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP và Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ-CP. Có thể coi đây là chủ trương

cải cách hành chính và xã hội hóa mạnh mẽ trong hoạt động đấu giá hàng hoá. Bảo đảm cho các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản từng bước tự trang trải chi phí hoạt động, giảm dần sự bao cấp của ngân sách nhà nước. Khuyến khích sự phát triển đội

ngũ doanh nghiệp tham gia hoạt động đấu giá hàng hoá.

3.2.1.2 Về hình thức của pháp luật đấu giá hàng hóa

Một là, hệ thống các quy phạm pháp luật đấu giá ngày càng hoàn thiện, đầy đủ hơn. Cụ thể, đấu giá hàng hoá được quy định ở Pháp lệnh thi hành án dân sự năm

1994, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và Luật thi hành án dân sự năm 2008;

Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005; Luật thương mại năm 1997. Luật thương mại năm 2005; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 86/1996/NĐ-

số 05/2005/NĐ-CP và các Nghị định. Thông tư khác có liên quan đến đấu giá hàng hoá...

Pháp luật đấu giá từ sau đổi mới ngày càng được hoàn thiện, nhiều văn bản pháp

luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ pháp luật về đầu giá hàng hoá làm cho hoạt động này trong phạm vi cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực và từng bước đi

vào ổn định. Nhiều doanh nghiệp và Trung tâm dịch vụ bán dấu giá tài sản đã được

thành lập và hoạt động có hiệu quả. Trong những năm qua hoạt động đấu giá hàng hoá

nói chung và hoạt động đấu giá hàng hoá để thi hành án đã đạt được những kết quả

nhất định, bảo đảm cho việc thi hành được nhanh chóng, kịp thời, khách quan, công

khai, minh bạch đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc thi hành án,

được nhân dân đồng tình. Việc giải quyết bán đấu giá hàng hoá sung công quỹ nhà

nước được thực hiện tuân thủ nghiêm chỉnh góp phần tăng thu cho ngân sách nhà

nước. Chủ động can thiệp, giữ quyền bán hàng hoá theo quy định pháp luật, bảo đảm

giá trị hàng hoá làm lợi cho ngân sách nhà nước thông qua việc nắm tình hình mạnh

dạn đề nghị điều chỉnh giá khởi điểm cho sát với thị trường. Một số Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản còn có cách làm hay là chuyển giao hàng hoá của đơn vị bắt giữ đang thông báo tìm chủ sở hữu chưa ra quyết định xử lý tịch thu, để chuyển giao cho

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để tránh hàng hoá bị trượt giá làm thất thu cho

ngân sách. Một số Trung tâm bán đấu giá còn thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và

đấu giá cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước khi chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên. Đây là những việc

làm khó và rất phức tạp đòi hỏi phải chặt chẽ theo đúng quy trình mà pháp luật đã quy

định nhưng các Trung tâm trên đã thực hiện có hiệu quả và thu về cho ngân sách khối lượng giá trị hợp đồng đấu giá so với giá khởi điểm gấp nhiều lần.

Hai là, tính đồng bộ trong ban hành văn bản ngày càng được bảo đảm. Ủy ban nhân dân các địa phương với sự tham mưu tích cực của các sở, ngành chuyên môn đặc

biệt là vai trò của Sở Tư pháp, Sở Tài chính đã kịp thời ban hành các quy định về đấu giá dưới nhiều hình thức để chỉ đạo hoạt động đấu giá tại địa phuơng theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

Ba là, các hình thức đấu giá ngày càng được quy định chặt chẽ hơn thể hiện qua

nội quy của từng cuộc giá, tăng tính chuyên nghiệp, tính công khai, minh bạch và dân chủ trong hoạt động đấu giá. Từ đó, cũng góp phần cho các cuộc đấu giá hàng hoá ít xảy ra thiếu sót và hạn chế đến mức thấp nhất các tố cáo, khiếu nại không đáng có.

Sau một thời gian triển khai thi hành Nghị đinh số 17/2010/NĐ-CP, hoạt động đấu

giá hàng hoá ở nhiều địa phương đã có chuyển biến tích cực. Chủ trương cải cách hành

17/2010/NĐ-CP đã từng bước đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Số lượng doanh

nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa đã tăng lên đáng kể. Các

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã và đang từng bước tự bảo đảm chi phí hoạt

động thường xuyên, giảm dần sự bao cấp của ngân sách nhà nước, hiệu quả hoạt động đấu giá hàng hoá ngày càng được nâng cao. Trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa về cơ

bản được thực hiện nghiêm chỉnh; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tham

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 55 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)