Trường hợp rút lại giá đã trả và từ chối mua hàng hóa khi kết thúc cuộc

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 50 - 51)

5. Bố cục đề tài

2.2.5.3 Trường hợp rút lại giá đã trả và từ chối mua hàng hóa khi kết thúc cuộc

thúc cuộc đấu giá

Đối với trường hợp rút lại giá đã trả, trên thực tế trong quá trình đấu giá, người

mua có thể rơi vào tình huống quyết định vội vàng chưa suy nghĩ kỉ lưỡng (thời gian

quyết định khá gấp rút do sự canh tranh giữa các người tham gia trả giá khác) hoặc có

sự nhầm lẫn trong việc trả giá nhưng khi tuyên bố trúng đấu giá thì rút lại giá đã trả. Do đó, đối với phiên bán đấu giá hàng hóa áp dụng theo phương thức trả giá lên, nếu người trả giá cao nhất rút ngay lại giá đã trả thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá

của người trả giá liền kề trước đó. Trường hợp đấu giá hàng hóa được áp dụng theo phương thức đặt giá xuống, nếu người đầu tiên chấp nhận mức giá rút ngay lại giá đã

chấp nhận thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá đã đặt liền kề trước đó46. Hậu quả pháp lý đối với người rút lại giá đã trả bao gồm: (i) Thứ nhất, không được tham gia trả

giá tiếp; (ii) Thứ hai, nếu giá bán đấu giá hàng hóa thấp hơn giá mà người rút lại đã trả, người rút lại sẽ phải trả khoản tiền chênh lệch cho tổ chức bán đấu giá, nếu hàng

hóa được bán cao hơn thì người rút lại không được hưởng khoản tiền chênh lệch đó;

(iii) Thứ ba, trong trường hợp cuộc đấu giá không thành thì người rút lại giá đã trả

phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước tại Điều 204, Luật thương mại 2005 quy định về rút lại giá đã trả.

Đối với trường hợp từ chối mua hàng hóa, sau khi kết thúc cuộc đấu giá hàng hóa

và văn bản bán đấu giá hàng hóa đã được lập mà người người mua từ chối mua hàng

hóa thì phải được người bán hàng hóa chấp nhận theo quy định tại Khoản 1, Điều 205,

Luật thương mại 2005. Ngoài ra, nếu được chấp nhận từ chối mua hàng hóa thì người

từ chối mua phải chịu một số hậu quả pháp lý như phải chịu mọi chi phí liên quan đến

cuộc bán đấu giá, không được hoàn trả số tiền đã đặt trước (nếu có) và số tiền này sẽ

thuộc về người bán hàng hóa. Như vậy, có thể thấy ngay cả khi đã tìm ra người trả giá

cao nhất trong cuộc đấu giá, người trúng giá không rút lại giá đã trả và văn bản bán đấu giá được hoàn thành thì kết quả của phiên đấu giá vẫn có thể bị thay đổi. Thông

qua việc từ chối mua của người mua hàng hóa trúng đấu giá và người này cũng chỉ

chịu một số hậu quả pháp lý như đã nêu trên.

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)