Xác định giá khởi điểm của hàng hóa

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 44 - 45)

5. Bố cục đề tài

2.2.2 Xác định giá khởi điểm của hàng hóa

Hầu hết các cuộc đấu giá việc đầu tiên trước khi đưa hàng hóa ra bán đấu giá là

xác định giá khởi điểm của hàng hóa. Giá khởi điểm là mức giá xuất phát khi cuộc đấu

giá bắt đầu. Giá khởi điểm là một trong những nội dung phải được thông báo công khai trước khi đấu giá.

Đối với hàng hóa của cá nhân hay tổ chức tự nguyện mang hàng hóa ra bán đấu

giá, thì giá khởi điểm do người có hàng hóa quyết định. Trong trường hợp người có

hàng hóa không xác định được giá khởi điểm thì nhờ tổ chức, doanh nghiệp bán đấu giá hàng hóa xác định giá khởi điểm hay cơ quan định giá xác định. Ví dụ: Bán những

cổ vật do gia đình, dòng họ để lại hoặc bán những tác phẩm hội họa, âm nhạc...

Theo Luật thương mại năm 2005 thì việc xác định giá khởi điểm của hàng hóa

đem bán đấu giá do người bán hàng xác định. Trong trường hợp người tổ chức đấu giá được ủy quyền xác định giá khởi điểm thì phải thông báo cho người bán hàng trước

khi niêm yết việc bán đấu giá. Trường hợp hàng hóa đấu giá là đối tượng cầm cố, thế

chấp thì người nhận cầm cố, thế chấp phải thỏa thuận với người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm. Nếu trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thỏa thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối

giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa thì giá khởi điểm do người nhận

cầm cố, thế chấp xác định.

Vấn đề xác định giá khởi điểm đối với hàng hóa là vấn đề phức tạp. Do vậy, khi đấu giá hàng hóa, mức giá khởi điểm của hàng hóa cần phải được người bán hàng,

người nhận cầm cố, thế chấp bàn bạc và thống nhất đưa ra giá trị của hàng hóa bán đấu giá. Không nên xác định mức giá khởi điểm quá cao vì giá cao sẽ không thu hút được

nhiều người tham gia đấu giá, tính cạnh tranh trong phiên đấu giá không cao nên

không mang lại hiệu quả cho phiên đấu giá. Nhiều trường hợp định giá khởi điểm hàng

hóa quá cao, dẫn đến không có người tham gia đấu giá, do đó người bán hàng hóa và

người tổ chức bán đấu giá phải xác định lại giá khởi điểm và tổ chức thông báo bán đấu giá lại, làm phát sinh thêm chi phí. Ngược lại, cũng không nên xác định mức giá

khởi điểm quá thấp, không đúng với giá trị của hàng hóa làm ảnh hưởng đến lợi ích

của người bán hàng, người có hàng hóa và của Nhà nước, đặc biệt trong trường hợp hàng hóa được bán là hàng hóa của Nhà nước, hàng hóa thi hành án, hàng hóa bị xử lý

vi phạm hành chính. Việc định giá quá thấp như vậy sẽ dễ dẫn đến khiếu nại của người

có hàng hóa, gây khó khăn cho quá trình bán đấu giá.

Tóm lại, giá khởi điểm trong hoạt động đấu giá chỉ là mức giá ban đầu đưa ra làm

cơ sở để tổ chức bán đấu giá. Giá này luôn mang tính chủ quan của người xác định và luôn phải thấp hơn hoặc bằng giá trị của hàng hóa (nếu bán đấu giá theo phương thức

trả giá lên). Giá bán hàng hóa qua kết quả của phiên đấu giá mới là giá trị thật của

hàng hóa, có thể sẽ chênh lệch rất nhiều so với giá khởi điểm đưa ra. Nhận thức đúng

đắn về giá khởi điểm sẽ giúp cho việc định giá được dễ dàng, thống nhất, tạo thuận lợi

và hiệu quả cho các giai đoạn bán đấu giá hàng hóa tiếp theo.

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)