Người tham gia đấu giá

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 41 - 42)

5. Bố cục đề tài

2.1.4 Người tham gia đấu giá

Theo quy định Luật thương mại 2005 thì “Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ

chức có nguyện vọng, nhu cầu tham gia đấu giá”. Như vậy, theo quy định này thì

người tham gia đấu giá có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Thứ nhất, cá nhân tham gia đấu giá phải có năng lực hành vi dân sự. Bởi vì, khi cá

nhân có đầy đủ năng lực hành vi thì mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của

mình. Từ đó, cá nhân có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh

từ giao dịch, đồng thời tự chịu trách nhiệm đối với hành vi mình trong khi thực hiện

giao dịch. Vì thế, giao dịch dân sự do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với

mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Về năng lực hành vi dân sự của cá nhân được quy định tại Điều 17, Bộ luật dân sự 200536.

Thứ hai, đối với tổ chức tham gia đấu giá là pháp nhân thì các chủ thể này tham

gia với tư cách là người đại diện có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc là người

đại diện theo ủy quyền. Người đại diện xác lập, thực hiện hợp đồng bán đấu giá nhân danh người được đại diện. Các quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập làm phát

sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân. Tuy nhiên, pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch

phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân. Về năng lực pháp luật của pháp nhân

được quy định tại Điều 86, Bộ luật dân sự 2005.

35

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì có thể trở thành đấu giá viên: Có phẩm chất đạo đức tốt; Đã tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế; Đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá.

36

Điều 17. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan, trung thực của phiên bán đấu giá, Luật thương mại 2005 còn quy định những người không được tham gia đấu giá bao gồm:

- Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình như đã phân tích ở phần trên. Do đó, họ không được quyền tham gia vào các giao dịch nói

chung và hoạt động đấu giá nói riêng. Quy định như vậy nhằm để bảo vệ lợi ích chính

đáng của chính những người đó. Tuy nhiên, nếu những người này có hàng hóa và cần

thiết phải đem ra đấu giá thì họ có thể có người đại diện tham gia theo quy định của

pháp luật.

- Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hóa; cha, mẹ, vợ, chồng,

con của những người đó. Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hóa bán

đấu giá; cha, mẹ, chồng, con của người đó.

- Những người không có quyền mua hàng hóa đấu giá theo quy định của pháp

luật (thep quy định của Bộ luật dân sự 2005 và một số văn bản khác có liên quan như

Nghị định số 17/2010/NĐ-CP). Chẳng hạn, theo Điều 30, Nghị định số 17/2010/NĐ-

CP còn có quy định những người tham giá đấu giá gồm có: người được chủ sở hữu ủy

quyền bán hàng hóa; người ra quyết định tịch thu tài sản là tang vật, phương tiện vi

phạm hành chính; người có thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước; người ký hợp đồng thuê tổ chức bán đấu giá tài sản để bán đấu giá tài sản nhà nước; cá nhân, tổ chức

có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật….

Như vậy, những cá nhân, tổ chức nêu trên nếu trực tiếp tham gia vào phiên đấu giá

hoặc là những người thân thích của họ tham gia vào phiên đấu giá thì có thể sẽ không

bảo đảm tích khách quan, trung thực, bình đẳng cho phiên đấu giá và sẽ không đảm

bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của người bán hàng hóa cũng như những người tham gia đấu giá khác.

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)